Các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 26)

Chính phủ: Khi có nhu cầu thanh toán chi phí lương, chi phí hoạt động,… Chính phủ là khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Các tổ chức kinh tế, cơ quan chính quyền, doanh nghiệp: đây là những khách hàng có nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, thanh toán lương, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng hiện đại,… Bên cạnh đó, đối với hoạt động huy động vốn của NHTM, đây là những khách hàng mang lại nguồn tiền gửi lớn. Đồng thời, trong khía cạnh về cầu tiền tệ, các doanh nghiệp, các tổ chức cũng chính là các khách hàng có nhiều nhu cầu vay với qui mô từ nhỏ đến rất lớn.

Dân cƣ: cùng với các tổ chức, doanh nghiệp, đối tượng này là nhóm khách hàng quan trọng của các NHTM. Các dịch vụ dành cho khách hàng này gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, vay tiêu dùng, vay mua xe, dịch vụ ATM, mua bán ngoại tệ, kiều hối, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế.

1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.2.1. Khái niệm về hoạt động huy động vốn của NHTM

Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong hoạt động của các NHTM. Trong giai đoạn sơ khai của hoạt động ngân hàng, những nghiệp vụ này chỉ đơn thuần là hoạt động cất giữ các tài sản có giá nhằm mục đích đảm bảo an toàn, và lúc này, người phải trả phí là người gửi tiền chứ không phải là các ngân hàng, các khoản tiền chỉ được xem đơn thuần là vật được ký gửi chứ hoàn toàn không đóng vai trò là nguồn vốn đối với các NHTM, tiền lúc này không được xem là tiền tệ theo đúng nghĩa của nó vì không có khả năng luân chuyển và không sinh ra được lợi nhuận. Khi nhu cầu tín dụng gia tăng, nghiệp vụ ngân hàng phát triển, vị thế bị đảo ngược, ngân hàng là người phải trả phí, và nguồn tiền được ký gửi thay đổi vai trò của nó, trở thành nguồn vốn khả dụng và

10

lớn nhất của các NHTM hiện nay. Chính vì vậy, trái ngược với quá khứ, ngân hàng phải có chính sách chăm sóc đặc biệt khách hàng gửi tiền. Nếu trước đây, ngân hàng là người bị động trong quan hệ này thì hiện nay, hầu hết tất cả các ngân hàng đều có các chính sách, phương thức để lôi kéo nguồn tiền gửi này và chính vì vậy các phương thức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng, phong phú và đa dạng hơn. Có thể nói, hiện nay hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng và liên quan đến sự sống còn của các NHTM.

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình nên nguồn vốn được xem như một khoản nợ của ngân hàng.

1.2.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM

1.2.2.1. Tiền gửi từ khách hàng

Ở các nước phát triển, người ta định nghĩa “Tiền gửi” là tiền mà ngân hàng nhận được của khách hàng bất luận dưới danh từ nào, dù phải trả lãi hay không trả lãi, với quyền sử dụng tiền đó cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với cam kết thực hiện việc hoàn trả vào thời điểm mà người gửi yêu cầu. Ngân hàng hoàn trả khoản tiền đó vào bất kỳ thời gian nào đối với tiền gửi không kỳ hạn hoặc vào ngày đáo hạn đối với loại tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của NHTM như đã nói trên. Việc phân loại tiền gửi giúp NH quản lý được nó dễ dàng hơn và có những biện pháp để huy động tiền gửi nhiều hơn tùy theo mục đích hoạt động của NH. Có nhiều cách để phân loại tiền gửi trong các NHTM, dưới đây là cách phân loại phổ biến nhất:

Phân loại theo kỳ hạn gửi: Dựa trên tiêu chí phân loại này, tiền gửi của khách hàng gồm có tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn: là các loại tiền gửi mà người gửi có quyền gửi tiền vào và rút tiền ra vào bất cứ lúc nào họ muốn. Tính bất định về thời gian gửi, cùng với việc có thể rút ra vào bất cứ lúc nào cần đã làm cho loại tiền gửi này có tên gọi theo

11

Tiếng Anh là tiền gửi theo yêu cầu (demand deposit). Tiền gửi không kỳ hạn vào mỗi thời điểm trong các tài khoản không kỳ hạn của các NHTM tạo khả năng cho khách hàng có thể viết séc để chi tiền hoặc chuyển khoản khi cần. Vì vậy, tiền gửi không kỳ hạn còn được gọi với tên khác là tiền trong tài khoản séc (checking account). Đối với loại tiền gửi này khách hàng không chủ yếu để dành và cũng không chú trọng đến tiền lãi. Khách hàng chỉ muốn đổi hình thức tiền tệ này bằng một hình thức tiền tệ khác và thanh toán bằng các phương thức không dùng tiền mặt hơn là bằng tiền mặt.

Ở Việt Nam, tiền gửi không kỳ hạn được hiểu là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thực hiện theo yêu cầu. Tiền gửi không kỳ hạn hay tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Đây là một bộ phận tiền đang chờ thanh toán mà không phải là tiền để dành, do vậy khách hàng gửi tiền không mất quyền sử dụng số tiền này. Họ có thể rút ra, chuyển nhượng hoặc chi trả trong thanh toán bất kỳ lúc nào theo yêu cầu. Đối với các NHTM, tiền gửi không kỳ hạn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tiền gửi do khoản chi phí trả lãi cho loại tiền gửi này rất thấp.

Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi được các cá nhân, tổ chức kinh tế gửi vào NHTM với mục đích hưởng lãi. Đặc điểm của loại tiền này là người gửi tiền chỉ được rút tiền sau một thời gian nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên vì những lý do khác nhau người gửi tiền có thể rút trước hạn, trường hợp này người gửi tiền không được hưởng lãi hoặc được hưởng lãi suất thấp tùy theo quy định của mỗi ngân hàng. Tùy theo từng thời điểm khác nhau mà các NHTM có những chính sách lãi suất khác nhau đối với các kỳ hạn gửi khác nhau phù hợp với quy định của NHNN và cân đối cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.

Phân loại theo loại tiền gửi: Theo tiêu chí này, các NHTM phân loại tiền gửi theo hai loại: nội tệ và ngoại tệ. Tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiền gửi của ngân hàng. Sự biến động của lượng tiền gửi nội tệ và ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc điều

12

hành chính sách tỷ giá của NHNN vì nếu lượng tiền gửi ngoại tệ tăng (điển hình là USD) có nghĩa là là các TCKT, cá nhân muốn găm giữ ngoại tệ (USD) chờ tỷ giá tăng. Điều này sẽ làm cho thị trường khan hiếm ngoại tệ (USD) đẩy tỷ giá tăng. Vì vậy nhằm mục tiêu giãn biên độ và ổn định tỷ giá VND và USD ở mức hợp lý thì gần đây NHNN đã có động thái giảm lãi suất tiền gửi bằng USD để thu hút lượng tiền gửi nội tệ tạo điều kiện huy động vốn cho doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh.

Phân loại theo đối tƣợng gửi: Theo tiêu chí này, tiền gửi của khách hàng được phân loại thành hai nhóm chính: tiền gửi dân cư và tiền gửi tổ chức

Tiền gửi dân cư: Được hiểu là nguồn tiền mà ngân hàng huy động từ các cá nhân, hộ gia đình, phục vụ cho nhu cầu thanh toán hoặc tiết kiệm. Ngày nay, huy động vốn dân cư được các NHTM hết sức chú trọng do tiềm năng từ thị trường còn lớn. Việc thu hút tiền gửi dân cư có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt cân đối nguồn vốn mà còn có ý nghĩa trong việc mở rộng kênh khách hàng và nâng cao thương hiệu cho ngân hàng. Chính vì vậy, các NHTM thường xuyên nghiên cứu và cung ứng các sản phẩm tiền gửi dân cư khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng khác nhau.

Tiền gửi tổ chức: Là tiền gửi mà đối tượng gửi là các tổ chức trong xã hội (bao gồm các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính, các đơn vị hành chính sự nghiệp…).

Ngoài ra, các NHTM còn có các tiêu chí phân loại tiền gửi khác để phục vụ cho việc quản trị điều hành vào từng thời điểm cụ thể.

1.2.2.2 Phát hành giấy tờ có giá

Để chủ động sử dụng lượng vốn huy động được với thời gian và chi phí cố định các NHTM đã phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn trên thị trường, mà không huy động vốn thông qua các loại hình tiền gửi ở phần 1.2.2.1.

Theo Thông tư 34/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giấy tờ có giá bao gồm kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.

13

- Huy động vốn ngắn hạn: để huy động vốn ngắn hạn các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

- Huy động vốn dài hạn: muốn huy động vốn trung và dài hạn (3, 5 hay 10 năm) các NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu. NHTM phát hành giấy tờ có giá theo ba phương thức là phát hành giấy tờ có giá ngang giá, phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu và phát hành giấy tờ có giá phụ trội. Về trả lãi phát hành giấy tờ có giá thường áp dụng ba hình thức là trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ. Đặc điểm của nguồn vốn này là lãi suất rất cao nhưng tính chất ổn định cũng khá cao, muốn rút vốn trước hạn thì phải có những điều kiện nhất định, ví dụ như: muốn rút vốn khách hàng có thể bán lại nó trên thị trường thông qua nghiệp vụ chiết khấu.

1.2.2.3 Vay

- Vay của NHTW: Theo quy định tại Điều 99, Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, NHTM được vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Điều 17 Luật NHNN Việt Nam. Thông thường, NHNN chiết khấu những thương phiếu có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kỳ. Ngoài ra, có một hình thức khác về việc vay NHNN là tái cấp vốn theo hình thức cấp hạn mức tín dụng tín chấp hay chiết khấu bằng nhiều loại giấy tờ có giá khác mà NHTM có.

- Vay từ NHTM và các tổ chức tín dụng khác: Tại điều 100, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, NHTM được vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Các ngân hàng đang có lượng dự trữ vượt yêu cầu sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Như vậy nguồn vay các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ NHNN. Một lý do không kém

14

phần quan trọng NHTM vay tiền từ các TCTD trên TTLNH là để kinh doanh chênh lệch lãi suất.

1.2.2.4. Nguồn khác

Ngoài các nguồn trên, ngân hàng còn thực hiện huy động vốn thông qua nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán và các nguồn khác.

NHTM thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ,….Các hoạt động này tạo nên nguồn ủy thác tại ngân hàng. Ngoài ra, các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C,…). Các khoản khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả,... cũng góp phần làm tăng nguồn huy động trong công tác huy động vốn của NHTM.

1.2.3 Vai trò của huy động vốn

Đối với các NHTM: huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu song hành với nghiệp vụ tín dụng trong NHTM. Đây là nghiệp vụ tạo vốn chính cho hầu hết các hoạt động của ngân hàng. Khi thành lập ngân hàng đã có vốn ban đầu, nhưng số ban đầu này đã ở dạng vật chất như trụ sở, công cụ, dụng cụ,…Vì vậy, để đảm bảo chức năng cung cấp vốn cho nền kinh tế ngân hàng phải thu hút vốn từ bên ngoài.

Đã từ lâu các NHTM đã biết khai thác nguồn vốn này. Do đây là nguồn vốn huy động chủ yếu nên thu hút càng nhiều vốn thì NHTM càng có khả năng đạt lợi nhuận cao hơn vì có vốn mạnh ngân hàng dễ dàng đẩy mạnh nghiệp vụ cấp tín dụng và mở rộng thêm các hoạt động sinh lời khác trong một số điều kiện nhất định.

Đối với nền kinh tế, thông qua việc huy động vốn mà các ngân hàng đã và đang thực hiện các dịch vụ trung gian trong nền kinh tế quốc dân, có huy động vốn thì nguồn vốn mới tăng lên. Do vậy, vốn đầu tư được mở rộng, hoạt động sản xuất kinh doanh được kích thích, sản phẩm xã hội tăng lên, từ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện. Việc huy động vốn của NHTM có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, thông qua con đường tín dụng nó tài trợ cho các hoạt động công thương nghiệp, nông lâm ngư nghiệp,…của cả nước.

15

Thực tế cho thấy dù các doanh nghiệp lớn mạnh cũng không thể có nguồn vốn lớn hơn tổng số tiền dự trữ của dân chúng. Mỗi người trong xã hội chỉ có một món tiền nhỏ nhưng tập hợp lại sẽ trở thành một nguồn vốn lớn. Thông qua hình thức huy động vốn, phần lớn số vốn tích trữ tập trung qua hệ thống ngân hàng và đưa vào công cuộc đầu tư mang tính chất sản xuất tạo ra của cải cho xã hội. Mặt khác, nhờ vào việc huy động vốn NHTM mới làm tốt chức năng trung gian tài chính, điều hòa tiền tệ từ nơi tạm thời thừa đến nơi tạm thời thiếu, có như vậy người dân mới được cấp tín dụng, mới có khả năng trang bị đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2.4 Chính sách huy động vốn của NHTM

1.2.4.1.Chính sách lãi suất

Chính sách lãi suất cạnh tranh (bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi suất cạnh tranh cho vay) là một chính sách quan trọng của Ngân hàng. Do nghiên cứu về lĩnh vực huy động vốn nên đề tài này chỉ đề cập đến chính sách lãi suất cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn.

Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động đặc biệt cần thiết khi lãi suất thị trường ở mức tương đối cao. Các ngân hàng cạnh tranh dành vốn không chỉ với nhau mà còn với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau của thị trường vốn. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm hoặc đầu tư hay từ một tổ chức tiết kiệm này sang một công ty hoặc tổ chức khác. Lãi suất là công cụ hữu hiệu để huy động vốn từ nền kinh tế.

1.2.4.2.Các dịch vụ của ngân hàng

Khi lãi suất huy động bằng nhau giữa các ngân hàng thì người gửi tiền sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)