ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 82 - 88)

VỐN CỦA NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Huy động vốn của các ngân hàng được xem là quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng hiện nay bởi vì có huy động vốn được thì ngân hàng mới có thể cho vay và thu về lợi nhuận cho ngân hàng. Việt Nam hiện là một nước đang phát triển nên rất “khát” nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế đất nước và Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn dự trữ tiền mặt trong dân cư lớn nhất thế giới. Để khai thác được nguồn vốn này cho phát triển kinh tế là hết sức cần thiết. Hiện nay huy động vốn của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam là 2,8 triệu tỷ đồng. Các ngân hàng đang giành giật nhau nguồn vốn này. Tại thời điểm cuối năm 2007, các NHTM Nhà nước nắm giữ tới 59,5% thị phần nhưng nhóm này chỉ gồm 6 thành viên (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MHB và Ngân hàng Chính sách xã hội), trong khi hệ thống có khoảng 100 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Sở dĩ nhóm này chiếm thị phần lớn là do: họ là những ngân hàng có bề dày truyền thống trên dưới 50 năm, gắn bó với quá trình hình thành và phát triển của thị trường; họ có quy mô lớn cả về năng lực tài chính và mạng lưới; đã có quá trình hoạt động lâu dài cùng tiềm lực tài chính lớn để đầu tư và đi trước một quãng đường dài về sản phẩm dịch vụ.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2007 đến nay, thị phần huy động vốn của ngân hàng đã có sự chuyển dịch nhanh chóng với sự bật lên của nhóm NH TMCP có quy mô lớn như: ACB, Techcombank, Sacombank… Khoảng cách về quy mô vốn, tổng tài sản, mạng lưới và đặc biệt là về khả năng đầu tư phát triển công nghệ và sản phẩm của nhóm này đã không còn quá lớn so với nhóm các NHTM Nhà nước so với thời điểm trước năm 2007. Cơ cấu thị phần huy động vốn theo đó đã có thay đổi và đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Cuối năm 2008, tỷ lệ của nhóm 5 thành viên trên và MHB đã giảm xuống còn 57,1%, trong khi khối thương mại cổ phần đã tăng lên 33,1%. Cuối năm 2009, sự dịch chuyển càng rõ nét hơn tương ứng là 49,7% và 40,8%. Và

66

theo dữ liệu cập nhật gần nhất, trong số khoảng 2,8 triệu tỷ đồng vốn huy động từ thị trường 1 cuối tháng 10/2011, khối ngân hàng cổ phần đã chính thức chiếm ngôi đầu với thị phần lớn nhất là 45,2%, trong khi nhóm 6 thành viên quốc doanh chỉ còn lại 43,8%, còn lại là các nhóm khác. Sự gia tăng thị phần làm cho nhóm các NHTM Nhà nước bừng tỉnh và bắt đầu đưa ra nhiều chiến lược cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam mở cửa cho thị trường tài chính ngân hàng. Điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam cho phép sự hoạt động chính thức của các ngân hàng nước ngoài và nới bỏ tất cả các rào cản về huy động vốn và cho vay như trước đây. Nhóm các Ngân hàng nước ngoài khi tham gia vào thị trường ngân hàng Việt Nam sẽ là một đối thủ nặng ký của các NHTM Nhà nước và nhóm NHTMCP. Với công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cao cũng như tiềm lực tài chính dồi dào sẽ là một ưu thế tạo sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt Nam và buộc các ngân hàng phải tăng thêm vốn, đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hóa hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Ngoài việc tiếp nhận thêm đối thủ cạnh tranh, thị trường ngân hàng Việt Nam còn phải tiếp nhận sự cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng. Lâu nay nhiều người vẫn quan niệm lãi suất là lực hút chính của dòng tiền gửi. Đó đúng là yếu tố quan trọng, nhưng không hẳn có tính quyết định. Có nhiều yếu tố khác nữa tác động tới lựa chọn của người gửi tiền như: sự tin cậy, uy tín ngân hàng và những tiện ích mà ngân hàng đó cung cấp. Một ngân hàng có năng lực tài chính mạnh, thương hiệu uy tín, kinh doanh hiệu quả sẽ tạo được niềm tin; có mạng lưới rộng khắp và tính tương tác cao giữa các sản phẩm tiện ích sẽ tạo thêm nhiều giá trị gia tăng khác. Để có được lợi thế này đòi hỏi một quá trình và quy mô đầu tư lớn - điều mà những ngân hàng yếu khó hội đủ để có thể cạnh tranh. Thực tế cho thấy, nhiều khách hàng hiện nay không đơn thuần chỉ gửi tiền lấy lãi, mà còn có nhu cầu giao dịch linh hoạt, sử dụng dịch vụ thẻ hiện đại và thuận tiện, hay có thể kết nối với các kênh đầu tư, bảo hiểm… Vì vậy cạnh tranh trong huy động vốn hiện nay là sự cạnh tranh về thương hiệu, uy tín, sự tiện lợi trong các dịch vụ ngân hàng cung cấp kèm theo với

67

sản phẩm huy động vốn. Sự cạnh tranh này càng quyết liệt và gây gắt hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế và mở cửa thị trường tài chính ngân hàng.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là hội nhập tài chính – ngân hàng sẽ tạo nên một thị trường tài chính – ngân hàng đa dạng và hiện đại. Chính sự hội nhập kinh tế cũng khiến cho nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, đặc biệt là nhu cầu về dịch vụ tiền gửi. Các khách hàng của ngân hàng trở nên đa dạng hơn, có khách hàng cần lãi suất cao, có khách hàng cần ngân hàng có tiếp thị tốt và uy tín, có khách hàng cần ngân hàng cung cấp nhiều loại hình tiền gửi phù hợp với nhu cầu của họ, có khách hàng cần sử dụng những dịch vụ hiện đại và sự tiện lợi từ dịch vụ tiền gửi mà ngân hàng cung cấp. Đối với dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn thì khách hàng cần lãi suất cao, sự tiện lợi và an toàn cũng như uy tín của ngân hàng để tạo niềm tin cho khách hàng bên cạnh sự đa dạng các sản phẩm tiền gửi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền từ những người trẻ năng động cho đến những người lớn tuổi, từ các doanh nghiệp nhỏ cho đến các doanh nghiệp lớn. Đối với dịch vụ tiền gửi không kỳ hạn thì khách hàng cần không phải là lãi suất cao mà là sự tiện lợi, công nghệ hiện đại, dịch vụ thanh toán linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nước và quốc tế đặc biệt là dịch vụ thẻ, internet banking, phone banking, sms banking, thanh toán online. Các ngân hàng cần nắm bắt tất cả các nhu cầu đó của khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng về dịch vụ tiền gửi.

Hệ thống NHTM có vai trò quan trọng trong việc làm trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư cho dù thị trường chứng khoán và thị trường các công cụ nợ khác phát triển và phát triển đến trình độ cao. NHTM vẫn là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn lớn từ dân cư để đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Tại Việt Nam, ngành ngân hàng đang có tiềm năng tăng trưởng ổn định trong tương lai. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, có lợi thế về mạng lưới, khách hàng truyền thống. Trong công tác huy động vốn thì Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được các tổng công

68

ty nhà nước lớn như: Tập đoàn viễn thông Quân đội, Tập đoàn dầu khí, Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Bảo hiểm xã hội Việt Nam... tín nhiệm và giao dịch với ngân hàng. Nhờ vào nguồn vốn dồi dào của các tập đoàn này mà BIDV huy động được một nguồn vốn lớn với chi phí rẻ. Với bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng có thể phục vụ tốt các khách hàng này và thu hút một lượng lớn các tổ chức có tiềm lực kinh tế mạnh. Ngoài ra, BIDV cũng thu hút một lượng lớn khách hàng truyền thống, trung thành với mình nhờ vào uy tín và thương hiệu của BIDV. Hiện nay tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam vẫn còn cao khoảng 83% và cao hơn các nước trong khu vực. Với bề dày kinh nghiệm, uy tín, am hiểu thị trường Việt Nam và các sản phẩm cung cấp đa dạng, tiện lợi, linh hoạt sẽ góp phần giúp ngân hàng giảm tỷ lệ này xuống và hướng khách hàng quen với việc sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Đây sẽ là một nguồn vốn lớn với chi phí rẻ để ngân hàng sử dụng. Bên cạnh đó, BIDV cũng có thế mạnh về việc phát triển mạng lưới để thu hút khách hàng gửi tiền nhằm tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2013, BIDV có 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 2 Sở Giao Dịch tại Đà Nẵng và TPHCM, 131 chi nhánh và 668 Phòng giao dịch phủ khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Mạng lưới này đã mang đến cho BIDV khoảng 5,6 triệu khách hàng cá nhân và 115.6000 doanh nghiệp. Đây cũng là lợi thế của BIDV trong công tác huy động nguồn vốn.

Thách thức lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Cùng với cam kết gia nhập WTO, hiệp định thương mại Việt Mỹ, Việt Nam cũng là mảnh đất đầy tiềm năng và là điểm đến của rất nhiều tổ chức nước ngoài. Chính vì vậy BIDV không chỉ hoạt động tại thị trường trong nước mà còn hoạt động ở thị trường nước ngoài. Với Văn phòng đại diện tại Cộng hòa Séc, Campuchia, Liên doanh Việt -Nga, Liên doanh Lào - Việt. Trong hợp tác quốc tế, BIDV không chỉ gia tăng quan hệ hợp tác đầu tư, đa dạng hoạt động kinh doanh mà còn góp phần thiết thực vào kết quả vào năm ngoại giao của Việt Nam như hợp tác với tập đoàn bảo hiểm Metlife (Hoa Kỳ); Thỏa thuận hợp

69

tác với các ngân hàng lớn của Nhật bản, hợp tác với câu lạc bộ MU của Anh quốc…Các hoạt động đầu tư nước ngoài thực hiện có hiệu quả, tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt, kết nối thông tin, tổng hợp đề xuất kiến nghị với Chính phủ các nước của các doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường có hiện diện của BIDV.

Chính vì lý do đó mà BIDV đang phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh là các NHTMCP, các NH nước ngoài và thậm chí là các NHTM Nhà nước. Thị phần huy động vốn đã được chia sẻ bớt cho các NHTM trong nước trong sự cạnh tranh gay gắt về thu hút nguồn vốn huy động. Các NHTM tại Việt Nam hiện nay cũng tương đương về trình độ công nghệ, chiến lược chăm sóc khách hàng, các sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ nhân viên và cán bộ quản lý. Tuy nhiên khi có sự thâm nhập của các NH nước ngoài với lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng tạo sân chơi bình đẳng cho các NHTM Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài thì thị trường tài chính ngân hàng lại sôi động hơn bao giờ hết. Các NH nước ngoài không chỉ có ưu thế trong giao dịch thanh toán và chuyển tiền nhờ chất lượng dịch vụ rất cao, công nghệ hiện đại, bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng hơn hẳn các NH Việt Nam mà họ còn có thế mạnh trong cạnh tranh thu hút vốn nhờ vào sản phẩm đa dạng, chính sách marketing, chính sách chăm sóc khách hàng, trình độ quản lý cao. Các NH nước ngoài có thể phát hành các công cụ huy động tiền gửi gắn liền với hệ thống ngân hàng bán lẻ tạo thành lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, xu thế cạnh tranh về huy động tiền gửi cũng sẽ giống như cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút tiền gửi giao dịch. Sự cạnh tranh này còn tập trung vào việc mở rộng mạng lưới khách hàng thông qua các hình thức hoạt động chủ yếu như tăng vốn VNĐ thông qua huy động tiết kiệm dân cư và vốn nhàn rỗi tạm thời của các tổ chức kinh tế, mở rộng hoạt động mới. Như vậy, BIDV chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trong nước và các NH nước ngoài về công nghệ, sản phẩm, trình độ quản lý. Điều này đặt BIDV trước một thách thức vô cùng to lớn để có thể đứng vững trên thị trường NH Việt Nam.

Kinh tế hội nhập đặc biệt là việc mở rộng thị trường tài chính ngân hàng đặt ra cho BIDV cả những cơ hội và thách thức. Vì vậy, định hướng chiến lược của BIDV

70

giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn đến 2020 là xây dựng BIDV trở thành NH hiện đại kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các NHTM tại Việt Nam.

3.2. ĐỊNH HƢỚNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH PHƢỚC

Trên cơ sở phân tích và dự đoán tình hình phát triển kinh tế của đất nước, đánh giá đúng thế mạnh và điểm yếu của mình trong bối cảnh có nhiều ngân hàng cùng hoạt động, BIDV đã xây dựng chiến lược phát triển nói chung và đặc biệt là dành cho công tác huy động vốn nói riêng. Đó là chiến lược tổng thể hướng về thị trường, về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh và công nghệ ứng dụng trong hệ thống.

Chiến lược thị trường bao gồm các giải pháp về đa dạng sản phẩm, giá cả cạnh tranh và các dịch vụ ngoại vi cùng các biện pháp thúc đẩy, tổ chức hệ thống cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Chiến lược cải cách về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh bao gồm việc xây dựng tôn chỉ chung cho BIDV, thay đổi mô hình tổ chức của BIDV cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới trong thời kỳ mới cùng các chỉ tiêu kinh doanh, chiến lược chung về con người. Chiến lược chung về công nghệ là xây dựng cơ sở công nghệ hiện đại, phục vụ tốt khách hàng, đảm bảo khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng và đưa BIDV ngang tầm với các NHTM hiện đại trong khu vực, tiến tới hội nhập quốc tế.

Một số định hướng của BIDV trong công tác huy động vốn: - Duy trì tốc độ tăng trưởng vốn bình quân từ 18-20%/năm. - Tăng mạnh vốn huy động trung và dài hạn.

- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng duy trì thế mạnh về đồng ngoại tệ và tiếp tục đẩy nhanh tốc độ huy động tiền VNĐ để nâng tỷ trọng vốn VNĐ trong tổng nguồn.

- Quan tâm đến nguồn vốn rẻ và đối tượng có nguồn vốn ổn định. - Đa dạng hóa khách hàng để phân tán rủi ro, tạo sự ổn định.

71

- Chuẩn bị tham gia thị trường quốc tế (phát hành trái phiếu hoặc vay mượn trên thị trường quốc tế) để đáp ứng nhu cầu vốn ngày một tăng. Đây là một trong những mục tiêu của BIDV khi tiến hành cổ phần hóa – đó là hướng đến thị trường tài chính trong khu vực và thế giới.

Trên cơ sở định hướng chiến lược của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Bình Phước cũng xác định đó là chiến lược, định hướng cho công tác huy động vốn tại chi nhánh, đồng thời có những định hướng cụ thể sau:

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng huy động vốn ở mức 28%.

- Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng để duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

- Điều hành linh hoạt chính sách lãi suất nhằm tạo sức hấp dẫn với người gửi tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)