KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 36)

THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH PHƢỚC.

1.4.1 Kinh nghiệm huy động vốn từ các ngân hàng Nhật Bản ► Về việc phát triển sản phẩm ngân hàng di động

Năm 2008, tại Nhật Bản, Jinbun Bank chính thức đi vào hoạt động, là ngân hàng ảo 100% đầu tiên trên thế giới. Jinbun Bank là ngân hàng liên doanh giữa Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ và công ty viễn thông KDDI, cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chỉ trên điện thoại di động. Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới phát triển thiết bị di động 3G và 90% thiết bị viễn thông trên nền tảng 3G. Ở Nhật Bản, gần 100% khách hàng đã sử dụng dịch vụ Ngân hàng di động. Nguyên nhân của sự phát triển về công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng ở Nhật Bản là nhờ vào sự phát triển của hạ tầng viễn thông ở nước này, cho phép ứng dụng công nghệ 3G – chuẩn viễn thông di động tiên tiến, hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao kết hợp nhận dạng giọng nói. Hiệu quả đem lại từ việc phát triển sản phẩm ngân hàng di động rất lớn: đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên có liên quan, giúp ngân hàng thu hút được ngày

20

càng nhiều khách hàng, thông qua đó phổ biến hoạt động ngân hàng đến đông đảo khách hàng, tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng cũng như gia tăng hiệu quả kinh doanh nói chung của ngân hàng.

Về việc phát triển mô hình chuyển mạch tập trung

Các ngân hàng Nhật Bản đã thành công với mô hình chuyển mạch tập trung (MICS). Nhờ vào việc nhận ra tầm quan trọng của hệ thống thanh toán tự động gồm mạng lưới các máy rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự động đối với hoạt động huy động vốn, thanh toán và cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Thực ra, mạng lưới rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự động của các ngân hàng đã hình thành từ những năm 90, các mạng lưới này đã được kết nối thông qua hệ thống chuyển mạch tập trung của Nhật Bản với nhiều cấp chuyển mạch với cơ chế hoạt động phức tạp. Đến tháng 03/2000, để giảm chi phí phát triển nhiều hệ thống và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng Nhật Bản đã thỏa thuận thiết lập các hệ thống chuyển mạch tập trung thế hệ mới. Hệ thống chuyển mạch tập trung thế hệ mới này có khả năng liên kết hoạt động thanh toán và giao dịch thẻ tự động giữa tất cả các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán nội bộ và liên ngân hàng cũng như đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Từ đó sẽ góp phần gia tăng số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, góp phần gia tăng nguồn vốn tiền gửi từ loại tài khoản này.

Về việc phát triển các hoạt động tài chính bán lẻ để gia tăng tài khoản khách hàng, góp phần hiệu quả vào công tác huy động vốn

Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản đang nỗ lực mở rông kinh doanh ở Việt Nam thông qua quan hệ với đối tác là Eximbank. Sumitomo Mitsui Financial Group Inc, công ty con của SMBC, đã cử các chuyên gia tài chính bán lẻ sang Việt Nam vào tháng 06/2011 để hỗ trợ Eximbank với hy vọng tăng số lượng tài khoản lên gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, Eximbank sẽ tăng cường hệ thống dịch vụ bằng cách thiết lập các điểm phục vụ và tăng số lượng các máy rút tiền tự động (ATM) ở các khu công nghiệp tập trung

21

nhiều công ty Nhật Bản. Theo SMBC, các nhân viên của công ty Nhật Bản ở Việt Nam là những khách hàng tiềm năng trong khi rất nhiều người trong số họ không sử dụng tài khoản ngân hàng. SMCB tin rằng các tài khoản tiết kiệm trực tiếp có thể tạo ra chỗ đứng cho việc bán các sản phẩm tài chính.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Australia (ANZ Bank)

Trong giai đoạn 2001-2004 là giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng trên thế giới do tác động của suy giảm kinh tế thế giới, ảnh hưởng chiến tranh Irac,…Cũng trong giai đoạn này, sự sụt giảm của lãi suất thế giới dưới tác động của Cục dự trữ liên bang Mỹ với trên 11 lần cắt giảm lãi suất nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ANZ Bank nói riêng và của hệ thống ngân hàng thế giới nói chung. Điều này đã khiến ANZ Bank phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động ngoại tệ. Trong bối cảnh tỷ giá đôla Mỹ so với đôla Australia tương đối ổn định, ANZ đã nhận định rằng giảm lãi suất tất yếu sẽ kéo theo giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ. Trong khi đó cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Australia nói riêng và thị trường thế giới nói chung lại hết sức gay gắt, khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra bị thu hẹp. Để đối phó với những khó khăn này, ANZ đã đẩy mạnh việc đa dạng hoá các loại hình huy động vốn cũng như phát triển, bổ sung nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng gửi tiền. Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi đôla Mỹ của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như duy trì được lợi nhuận của ngân hàng.

Không chỉ trên hoạt động huy động vốn, mà cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác giữa các ngân hàng trên thế giới rất mạnh mẽ. Nhận thấy những thế mạnh của các ngân hàng khác về quy mô hoạt động toàn cầu, về vốn, công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng,…đã và đang chứng tỏ sẽ là đối thủ cạnh tranh của ANZ trong hiện tại và tương lai. Để đối phó với những khó khăn, thách thức trên, ANZ đã đề ra chiến lược kinh doanh tức thì, điển hình là chiến lược tái cơ cấu ANZ Bank đến năm 2010 và được thực hiện ngay khi chiến lược được

22

thông qua. Ngoài ra, ANZ cũng không ngừng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới.

Vị thế vững chắc của ANZ hiện nay là minh chứng cho những nỗ lực trên. Qua đó cho thấy, trong thời buổi khó khăn và cạnh tranh mạnh mẽ, ngân hàng nào có chiến lược đúng đắn, biết tận dụng cơ hội và biết cách đối phó với những thách thức sẽ là người chiến thắng.

1.4.3 Bài học cho công tác huy động vốn tại NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Phƣớc

Học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản, các ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV Bình Phước nói riêng cần không ngừng hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các sản phẩm ngân hàng mang tính công nghệ cao, điển hình như sản phẩm ngân hàng di động.

Từ kinh nghiệm của các ngân hàng Nhật Bản cũng như từ các quốc gia khác có công nghệ ngân hàng hiện đại, tháng 07/2004, Banknetvn được thành lập với sự tham gia góp vốn của 8 cổ đông sáng lập gồm: Công ty điện toán và truyền số liệu VDC; 7 ngân hàng gồm Agribank, BIDV, Vietinbank, ACB, Sacombank, EAB, SaigonBank. Mục tiêu của Banknetvn là xây dựng hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia kết nối hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng ở Việt Nam, xử lý bù trừ thanh toán thẻ đối với các ngân hàng. Với những hiệu quả hệ thống này, BIDV Bình Phước cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ Banknet để đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Từ đó sẽ góp phần gia tăng số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, góp phần gia tăng nguồn vốn tiền gửi từ loại tài khoản này.

Thông qua kinh nghiệm và giải pháp phát triển hoạt động tài chính bán lẻ của ngân hàng Nhật Bản, BIDV Bình Phước cần: Không ngừng tìm kiếm và khai thác thị trường tiềm năng, cần mở rộng thị phần hoạt động thông qua việc khai thác thị trường tiềm năng như: Khu công nghiệp Chơn Thành, Tân Thành, Bắc Đồng Phú, Minh Hưng,…nhằm phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng bán lẻ vì các dịch vụ này bên cạnh việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung còn

23

góp phần gia tăng số lượng khách hàng, gia tăng số lượng tài khoản và từ đó góp phần gia tăng nguồn vốn huy động.

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay trên địa bàn, để đứng vững và ngày càng phát triển, gia tăng thị phần huy động vốn đòi hỏi BIDV Bình Phước phải luôn tìm hiểu và dự đoán nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đồng thời cần nhận ra hạn chế, điểm yếu, phát huy lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình, cơ cấu lại ngân hàng theo hướng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn.

24

Chương 1 của luận văn trình bày lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại như khái niệm, các hoạt động dịch vụ chủ yếu của NHTM và đặc điểm dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, luận văn cũng trình bày các vấn đề liên quan đến huy động vốn của NHTM như: khái niệm, các hình thức huy động, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn, chính sách huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và kinh nghiệm huy động vốn trên thế giới và bài học cho công tác huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước.

Tất cả những lý luận trên sẽ là cơ sở để phân tích thực trạng, những khó khăn thách thức và những vấn đề cần tập trung giải quyết của công tác huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước.

25

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH PHƢỚC

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước là một trong những ngân hàng có mặt sớm nhất trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tuy nhiên, công tác huy động của BIDV Bình Phước trên địa bàn còn nhiều hạn chế, thị phần huy động còn thấp và ngày càng thu hẹp. Nội dung của chương 2 sẽ phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh BIDV Bình Phước, trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước nhằm đánh giá các thành tựu và hạn chế, tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế đó.

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH PHƢỚC.

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Phƣớc

Bình Phước là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý và điều kiện kết cấu hạ tầng tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,4 km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Tỉnh có diện tích 6.871,5 km², gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh.

Thế mạnh của tỉnh là cây công nghiệp (điều, hồ tiêu, cao su, ca cao…), với tổng diện tích cây lâu năm ước đến hết năm 2012 là 391.174 ha, trong đó cây điều, cao su của tỉnh vẫn đóng vai trò thủ phủ của cả nước. Tỉnh hiện có 18 khu công nghiệp (diện tích hơn 5.211 ha), tập trung chủ yếu ở huyện Chơn Thành, Hớn Quản, Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài và một khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (huyện Lộc Ninh) với tổng diện tích hơn 28.300ha

Dân số Bình Phước là 922.899 người, mật độ dân số đạt 132 người/km² (theo số liệu thống kê năm 2012), gồm nhiều dân tộc khác nhau (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,9%) sinh sống trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, 3 thị xã. Thu nhập bình quân đầu người là hơn 2.2 triệu đồng/tháng. [12]

26

Trên đây là sơ bộ tình hình kinh tế xã hội Bình Phước tính đến năm 2012. Với điều kiện kinh tế xã hội như trên, các NHTM trên địa bàn Bình Phước có nhiều thuận lợi để thu hút nguồn vốn huy động:

Thứ nhất, với thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện, mức sống dân cư ngày càng nâng cao, do đó nguồn vốn tiết kiệm dân cư cũng ngày càng nâng cao.

Thứ hai, một hệ thống các khu công nghiệp với số lượng công nhân đông, tiềm năng phát triển các dịch vụ thanh toán lương, đó là cơ sở để thu hút nguồn vốn huy động.

Thứ ba, thế mạnh của vùng là cây công nghiệp. Một bộ phận lớn dân cư hoạt động nông nghiệp. Hoạt động mua bán nông sản (điều, tiêu, cao su) diễn ra khá sôi nổi. Đây là một thị trường lớn để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cư, thanh toán tiền hàng,…

Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động huy động vốn cũng gặp một số khó khăn. Trong những năm qua, hàng loạt doanh nghiệp phá sản do khủng hoảng kinh tế do đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế cũng bị thu hẹp. Thêm vào đó, giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định khiến các hộ kinh doanh cá thể thua lỗ, nguồn vốn tiết kiệm sẽ được rút ra để bổ sung vốn kinh doanh.

Tuy nhiên, nhìn chung, với tình hình kinh tế xã hội ngày càng được cải thiện, Bình Phước vẫn là một thị trường “màu mỡ” để thu hút nguồn vốn cho nền kinh tế.

2.1.2. Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phƣớc

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Phước là một trong những ngân hàng có mặt sớm nhất trên địa bàn tỉnh Bình Phước kể từ khi tái lập tỉnh ngày 01/01/1997. Trước năm 2012, BIDV Bình Phước hoạt động theo mô hình NHTM Nhà nước. Từ năm 2012, BIDV chính thức chuyển sang mô hình ngân hàng TMCP. Ngay từ những ngày đầu tiên thành lập, BIDV Bình Phước với

27

những hoạt động kinh doanh của mình đã góp phần xây dựng và thiết lập nên bộ mặt kinh tế của tỉnh. Hiện tại, BIDV Bình Phước có ba phòng giao dịch trên địa bàn thị xã Phước Long, thị xã Bình Long và huyện Chơn Thành. Với phương châm “ chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, BIDV Bình Phước đã cung cấp nguồn tín dụng dồi dào để phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện để các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng. Ngoài ra, với việc cung ứng hàng loạt các sản phẩm, DVNH, BIDV Bình Phước cùng với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn đã góp phần thực hiện và đẩy nhanh các chính sách kinh tế của Nhà nước, nâng cao đời sống nhân dân.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, BIDV Bình Phước còn chú trọng đến các hoạt động xã hội như tặng quà tết cho đồng bào nghèo, tặng xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học, xây dựng nhà tình thương… . Đồng thời, luôn duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả gắn liền với việc quản trị rủi ro, tuân thủ các quy định của NHNN, thực thi nghiêm túc và đầy đủ các chính sách tiền tệ của Chính Phủ.

2.1.2.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh

Từ khi thành lập cho đến nay, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)