Kiến nghị với ngân hàng nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 104 - 134)

Ngân hàng Nhà nƣớc cần hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện cho các định chế tài chính hoạt động và phát triển. Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng môi trƣờng pháp lý đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch, bình đẳng, ổn định và phù hợp với các cam kết quốc tế có tính đến đặc thù của Việt Nam tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng trong nƣớc và ngoài nƣớc phát triển.

Sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thƣơng mại ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt dẫn đến tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng giữa các Ngân hàng nhƣ hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro cho vay tăng cao. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nƣớc cần có sự kiểm tra, giám sát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

Giữ vai trò chủ chốt trong triển khai thực thi các chính sách tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc cần quan tâm hơn nữa đến chiến lƣợc phát triển tín dụng ngân hàng tại địa phƣơng. Thông qua công tác quản lý, Ngân hàng Nhà nƣớc nắm bắt tình hình chung và định hƣớng phát triển hoạt động tín dụng của các ngân hàng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đƣợc giao bằng các chỉ thị, mục tiêu chiến lƣợc, nhiệm vụ của toàn ngành ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh Lâm Đồng cũng cần kết hợp và nắm bắt thông tin kịp thời với Sở Nông nghiệp, Sở tài chính của Tỉnh để triển khai Các chƣơng trình thí điểm vay vốn ƣu đãi hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

4.2.3. Kiến nghị với Agribank

Mẫu biểu, chế độ chứng từ, hồ sơ, thủ tục đối với các nghiệp vụ của Agribank hiện nay còn rƣờm rà, chƣa khoa học, gây khó khăn cho khách hàng. Do vậy Agribank cần nghiên cứu cải thiện thủ tục, quy trình nghiệp vụ theo hƣớng đơn giản hóa, tự động hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các nghiệp vụ ngân hàng nhằm giảm thời gian xử lý nghiệp vụ và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

Thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo về chuyên đề cho cán bộ, nhân viên đặc biệt là kỹ năng phát triển quan hệ khách hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng chăm sóc khách hàng.

Đƣa ra quy chế khoán định mức cho vay hàng năm đối với các bộ tín dụng. Dựa vào kết quả kinh doanh của các năm và chiến lƣợc thị trƣờng, ban lãnh đạo phân bổ định mức tín dụng cho cán bộ phụ trách từng khu vực. Sự phân bổ này nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực tìm kiếm khách hàng hơn.

Trong thời gian tới cần chủ động phân tích, dự báo, bám sát định hƣớng chiến lƣợc về phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, các chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc để tận dụng các cơ hội ƣu đãi đối với nông nghiệp, nông thôn; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong từng thời kỳ; tiếp cận các nguồn vốn ƣu đãi của các tổ chức phi tài chính, phi chính phủ trong nƣớc và quốc tế nhằm phát triển, mở rộng quy mô cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trên cơ sở lý luận của Chƣơng 2, nghiên cứu thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của chƣơng 3, nội dung chính trong Chƣơng 4 đƣợc tác giả tập trung vào việc đƣa ra các giải pháp để phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng.

Sau khi trình bày những kết quả đạt đƣợc nói chung trong hoạt động kinh doanh và kết quả phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng, tác giả đã phân tích những tồn tại, hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Tiếp đó, tác giả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại chi nhánh. Cuối cùng, tác giả mạnh dạn đƣa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nƣớc Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng và Agribank nhằm tạo thêm điều kiện, môi trƣờng giúp cho hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng đạt hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN CHUNG

Với mục tiêu cụ thể là nghiên cứu, tìm cơ sở để xây dựng và đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng, luận văn đã hoàn thành đƣợc các nội dung sau:

Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến tín dụng ngân hàng nói chung và cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng, nhận diện một số yếu tố có ảnh hƣởng, tác động đến sự phát triển cho vay.

Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kết hợp với việc xây dựng mô hình định lƣợng để tiến hành khảo sát thực tế, phân tích và kiểm định mô hình để rút ra các điểm mạnh, điểm yếu cùng nguyên nhân cần khắc phục tại Agribank Lâm Đồng.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với chiến lƣợc phát triển của Agribank, tác giả làm rõ những cơ hội, đồng thời đƣa ra hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng.

Những điểm mới của luận văn bao gồm:

Một là, đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm về hoạt động cho vay đối với đối tƣợng cụ thể là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tại một đơn vị cụ thể, thuộc địa bàn đang phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực này.

Hai là, đã ứng dụng các mô hình lý thuyết nghiên cứu định lƣợng vào việc điều tra, khảo sát và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại đơn vị để rút ra những giải pháp cụ thể.

Mặc dù đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣng luận văn vẫn còn có những hạn chế nhƣ: Về thời gian, đề tài chỉ thu thập số liệu và phân tích trong giai đoạn 3 năm (2014-2016), đây là giai đoạn có khá nhiều chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn mới đƣợc ban hành, do đó tác động của chính sách có thể chƣa bộc lộ rõ nét. Về không gian, phạm vi nghiên cứu tại tỉnh Lâm Đồng, là tỉnh có đặc thù về đất đai, khí hậu nên sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao

là phổ biến, điều này có khác biệt so với các vùng, miền khác do đó mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố có thể thay đổi. Đồng thời, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nên các nhân tố ảnh hƣởng có thể không phù hợp cho hoạt động tín dụng nói chung và các lĩnh vực cụ thể khác.

Do lĩnh vực cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chƣa đƣợc xác định rõ ràng và tách riêng tại một số ngân hàng khác nên trong luận văn không so sánh và đánh giá đƣợc thị phần cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Agribank Lâm Đồng so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Bên cạnh đó, số lƣợng mẫu nghiên cứu chƣa nhiều (250 mẫu) và đối tƣợng khảo sát chỉ mới dừng lại là cán bộ đang làm việc tại Agribank, kết quả nghiên cứu chƣa đƣợc khảo sát đối với khách hàng và các nhà hoạch định chính sách, vì thế khi nhận xét tác động của một số nhân tố còn mang tính chủ quan về phía ngân hàng, nếu tham khảo thêm ý kiến khách hàng kết quả có thể khác, ví dụ nhƣ đánh giá về quy trình, chính sách tín dụng, về mạng lƣới, về chất lƣợng phục vụ của cán bộ ngân hàng….

Về hƣớng phát triển của luận văn, ngoài việc bổ sung đầy đủ những hạn chế đã nêu còn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu ra tất cả các hệ thống ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hoặc cả khu vực Tây Nguyên. Nội dung luận văn có thể đánh giá, phân tích sâu hơn ảnh hƣởng của các yếu tố định tính đến sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng do trình độ và kiến thức còn nhiều hạn chế, nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô, cơ quan chủ quản và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài, đem lại tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

[1] Luật công nghệ cao (2008).

[2] Thủ tƣớng Chính phủ, (2010), Quyết định 176/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.

[3] Đoàn Thị Hồng Dung (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa, Bài báo nghiên cứu khoa học.

[4] UBND Tỉnh Lâm Đồng - Sở NN&PTNT (2016), Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.

[5] Tổng cục thống kê 2016, Số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2016 [6] Bộ công thƣơng 2016, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016

[7] Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học nông nghiệp bền vững, Nxb Phƣơng Đông – Thành phố Hồ Chí Minh.

[8] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.

[9] Hà Thị Thanh Hoa và Dƣơng Thị Thúy Hƣơng (2011), Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng đầu tư và phát triển – chi nhánh Thái Nguyên. Tạp chí khoa học & công nghệ số 03, trang 15 – 19

[10] Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê.

[11] Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê. [12] Lê Thị Tuấn Nghĩa (2015) Tín dụng ngân hàng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn – thực trạng và một số khuyến nghị, Tạp chí khoa học & Đào tạo ngân hàng số 154, tháng 03/2015.

[13] Lê văn Tề (2013), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động 2013.

[14] Nguyễn Văn Tuấn (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ, trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

[15] NHNN Việt Nam (2016), Thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN, Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

[16] Agribank (2015), Báo cáo thƣờng niên năm 2015; QĐ 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; QĐ 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 về ban hành quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

[17] Agribank Lâm Đồng (2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm từ 2013 đến 2016; Báo cáo tình hình cho vay nông nghiệp, nông thôn từ 2014 -2016, Báo cáo tình hình cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 2014-2016.

[18] Agribank Lâm Đồng (2016), Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020

[19] Chính phủ (2015), Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

[20] Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (2016), Báo cáo tình hình cho vay, huy động vốn địa bàn tỉnh Lâm Đồng các năm từ 2013 đến 2016.

[21] Ủy Ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2014-2016), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng 2012-2014; Quyết định số 2575/QĐ-UBND ngày 05/11/2010 về việc phê duyệt Chương trình xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn 2010- 2020. Quyết định 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng của tỉnh giai đoạn 2010- 2020.

[22] Nhóm tác giả Lê Đăng Lăng - Trƣờng đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, Lê Tấn Bửu - Trƣờng đại học Kinh tế TP.HCM (2014); Thái độ đối với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Nghiên cứu trường hợp nông dân Đắk Nông; Phát triển và Hội nhập, Số 18 - Tháng 9,10/2014, tr. 81 – 85.

Tài liệu tiếng Anh

[23] Mwafag Rabab (2015), Factors Affecting the Bank Credit: An Empirical Study on the Jordanian Commercial Banks, International Journal of Economics and Finance; Vol. 7, No. 5; 2015.

[24] Mohammed Al-rawashdeh, M. Al-omari, Mohammad Hasan Saleh, Mousa Abdalateef Al nawayseh (2013), Factors affecting granting of credit facilities in commercial banks in the Aqaba Special Economic Zone Authority- Jordan, European Journal of Business and Management, Vol 5, No 1, 2013.

[25] Gerbing & Anderson 1988, “An Update Paradigro for Scale Development Incorporing Unidimensionality and Its Assessments” & Journal of Marketing Research, Vol.25, page 186-192.

[26] Likert, R. 1932, A Technique for the Measurement of Attitudes, Archives of Psychology, No.140.

[27] Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. 1978. Psychometric theory. New York: McGrawHill.

Phụ lục 1: Bảng khảo sát

BẢNG KHẢO SÁT

Chào các Anh, Chị.

Tôi tên là Lý Võ Trang Đài. Hiện nay tôi đang tiến hành nghiên cứu về vấn đề “Phát triển cho vay

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng” để làm luận văn cao học

ngành Tài chính - Ngân hàng tại Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. HCM dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tằm. Rất mong nhận đƣợc sự hỗ trợ từ các Anh, Chị bằng cách dành chút ít thời gian để trả lời một số câu hỏi dƣới đây. Ý kiến của các Anh, Chị dù trả lời ở góc độ nào cũng đều có ý nghĩa và rất quan trọng đối với nghiên cứu của tôi và sẽ đƣợc bảo mật kỹ lƣỡng. Bằng nghiên cứu này,tôi cũng hy vọng sẽ có thể góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay nông nghiệpứng dụng công nghệ cao tại Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

Xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị. Bảng khảo sát chỉ bao gồm 2 trang. Các Anh, Chị vui lòng đánh dấu chéo (X) vào ô vuông ngay trƣớc câu trả lời phù hợp với ý kiến của mình nhất.

THÔNG TIN KHẢO SÁT

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Cảm nhận của Anh, Chị về cơ chế, chính sách tại Việt Nam hiện nay?

1 Khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệpứng

dụng công nghệ cao 1 2 3 4 5 2 Phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội tại địa

phƣơng 1 2 3 4 5 3

Khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tƣ vốn để phát triển cho vay nông nghiệpứng dụng công nghệ cao

1 2 3 4 5

4 Tạo hành lang pháp lý để các tổ chức tín dụng

hoạt động an toàn, hiệu quả 1 2 3 4 5 Đánh giá của Anh, Chị về quy trình, chính sách tín dụng hiện nay tại Agribank Lâm Đồng đƣợc nêu ra dƣới đây?

5 Tuân thủ quy trình, chính sách tín dụng chung

của Agribank, của ngành. 1 2 3 4 5 6 Quy trình tín dụng khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu và

dễ áp dụng 1 2 3 4 5 7 Chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt, đáp ứng

đƣợc nhu cầu đa dạng của khách hàng 1 2 3 4 5 8 Đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo an toàn trong

cấp tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn 1 2 3 4 5 Đánh giá của Anh, Chị về quy mô của Agribank Lâm Đồng?

9

Agribank Lâm Đồng có quy mô lớn, có các cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

1 2 3 4 5

10 Agribank Lâm Đồng có năng lực về công nghệ

quả trong các giao dịch hàng ngày

11

Agribank Lâm Đồng có đội ngũ lao động đông đảo, cán bộ nhân viên đƣợc trang bị đầy đủ phƣơng tiệnđể phục vụ công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 104 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)