Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 37 - 39)

Nhân tố khách quan gồm các yếu tố khách hàng, môi trƣờng kinh tế xã hội, yếu tố văn hoá, môi trƣờng pháp lý, Các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc…

• Khách hàng vay vốn

Đạo đức của ngƣời vay vốn là yếu tố quyết định đến hành vi trả nợ của khách hàng trong tƣơng lai. Đạo đức của ngƣời vay đƣợc xác định trên cơ sở năng lực pháp lý và độ tín nhiệm. Khách hàng phải có năng lực pháp lý để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong quan hệ vay vốn. Mức tín nhiệm của khách hàng liên quan đến sự sẵn lòng và thiện chí thực hiện đúng hợp đồng. Cả hai yếu tố này các ngân hàng phải đặc biệt quan tâm khi tiến hành cho vay vì nó trực tiếp quyết định tới hiệu quả món vay và ảnh hƣởng đến rủi ro của ngân hàng.

• Môi trường kinh tế

Hoạt động của các ngân hàng đƣợc coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy sự ổn định hay bất ổn, sự tăng trƣởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn hƣng thịnh, mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, nhu cầu thoả mãn tiêu dùng sẽ cao hơn, đồng thời họ yên tâm về mức thu nhập trong tƣơng lai ít thay đổi dẫn đến nhu cầu về vốn vay tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình tăng lên, hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng có cơ hội phát triển mạnh. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế ở tình trạng trì trệ, có nhiều biến động khó lƣờng, thu nhập của ngƣời tiêu dùng bị ảnh hƣởng, nhu cầu chi tiêu theo đó cũng giảm theo làm cho nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân chỉ ở mức đủ ăn đủ dùng, do đó lĩnh vực cho vay tiêu dùng của ngân hàng không phát triển.

• Môi trường xã hội

Các yếu tố xã hội nhƣ niềm tin tƣởng lẫn nhau, tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội, trình độ dân trí…ảnh hƣởng trực tiếp tới các chủ thể chính tham gia vào quan hệ cho vay ngân hàng là ngân hàng và khách hàng.

• Môi trường pháp lý

Hoạt động cho vay của ngân hàng cũng phải tuân theo các quy định của nhà nƣớc, luật dân sự, luật các tổ chức cho vay và các quy định khác của pháp luật. Những quy định pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, kịp thời và có nhiều kẽ hở sẽ gây

khó khăn cho ngân hàng trong các hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, tạo ra các khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Từ đó gián tiếp làm cho nền kinh tế kém phát triển, thu nhập của dân cƣ giảm sút tác động đến quy mô và hoạt động cho vay.

• Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Chính sách tín dụng của ngân hàng chịu ảnh hƣởng bởi các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nhà nƣớc cả về khách quan và chủ quan.

Về khách quan, khi nhà nƣớc có chính sách khuyến khích phát triển một ngành, một lĩnh vực, khu vực kinh tế nào đó, nhà nƣớc sẽ sử dụng các công cụ về tiền tệ, tín dụng nhƣ giảm tỷ lệ dƣ trữ bắt buộc của các ngân hàng đối với nguồn vốn huy động để đầu tƣ cho khu vực kinh tế đó, cho các ngân hàng vay vốn phát triển tín dụng ƣu đãi, vốn ODA của các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp vv…Đặc biệt, nhà nƣớc tạo hành lang pháp lý thuận lợi để bảo vệ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với khu vực đƣợc khuyến khích phát triển. Vì vậy, khả năng sinh lợi của ngân hàng cao hơn khi hƣớng đầu tƣ vốn tín dụng vào khu vực này.

Về chủ quan, hoạt động tín dụng của ngân hàng phải tuân thủ mục tiêu chung của chính sách tín dụng quốc gia, vì vậy, buộc ngân hàng phải điều chỉnh chính sách tín dụng của mình cho phù hợp với chính sách chung của nhà nƣớc. Để đạt đƣợc mục tiêu của mình, nhà nƣớc sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng có vốn nhà nƣớc phải ƣu tiên tập trung vốn đầu tƣ, hoặc rút vốn khỏi đối tƣợng cần điều chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)