Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 57 - 61)

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở nền tảng lý thuyết về các mô hình đã nêu ở trên, tác giả lựa chọn và đề xuất mô hình nghiên cứu gồm bảy nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là: (1) Chính sách vĩ mô; (2) Quy trình, chính sách tín dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (3) Quy mô ngân hàng; (4) Cán bộ tín dụng; (5) Chính sách marketing; (6) Thông tin tín dụng; (7) Năng lực quản trị điều hành. Ngoài ra để phù hợp với mô hình và đối tƣợng nghiên cứu, tác giả đề xuất đƣa vào thêm một nhân tố mới đó là “Các rào cản trong cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

Chính sách vĩ mô

“Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng lớn đến tất cả hoạt động của ngân hàng. Chính sách vĩ mô hỗ trợ các tổ chức tín dụng về hành lang pháp lý để hoạt động an

toàn hiệu quả và ngƣợc lại khi hệ thống chính sách không đầy đủ sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động tín dụng”. (Firas Mohammed và các cộng sự, 2013)

Sự phát triển của nền kinh tế và các chính sách vĩ mô đi kèm ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó tạo môi trƣờng rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay.

Quy trình, chính sách tín dụng

Trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng, Nguyễn Văn Tuấn (2015) đã chứng minh rằng hoạt động tín dụng có đảm bảo hay không phụ thuộc lớn vào sự phối hợp và thực hiện tốt các quy định trong quy trình tín dụng. Tuân thủ đúng các quy chế và các bƣớc thực hiện quy trình đặt ra có tính logic, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng đƣợc luân chuyển bình thƣờng và giúp đảm bảo tính ổn định của các hoạt động tín dụng.

Còn theo Firas Mohammed và các cộng sự (2013), chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phƣơng thức cho vay, hƣớng giải quyết phần khách hàng vay vƣợt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề... Tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của ngân hàng. Nếu nhƣ tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng đƣợc các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cƣờng hoạt động cho vay, nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng tín dụng. Ngƣợc lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cƣờng hoạt động cho vay của mình.

Cán bộ tín dụng

Nhân sự có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của toàn ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng, nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng. Một đội ngũ cán bộ tín dụng đƣợc đào tạo bài bản, có tƣ cách đạo đức nghề nghiệp tốt, tinh thần trách nghiệm cao và có hiểu biết về tình hình địa bàn cùng khách hàng sẽ giúp cho hoạt động cho vay diễn ra suôn sẻ và ngăn ngừa đƣợc những sai phạm có thể xảy ra trong chu kỳ khoản tín dụng (Đoàn Thị Hồng Dung, 2012).

Ngoài ra, trong xu thế cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay khá gay gắt, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp giúp ngân hàng thu hút tham khách hàng và nâng cao hình ảnh của ngân hàng trên thị trƣờng.

Chính sách marketing

Đoàn Thị Hồng Dung (2012) cũng đã chứng minh Marketing là hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nói chung và ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Sự cạnh tranh trên thị trƣờng về sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Chính sách marketing tốt sẽ là vũ khí chiến lƣợc giúp các ngân hàng có thể vƣợt qua các đối thủ để giành lấy ƣu thế trên thị trƣờng và tăng khả năng phát triển.

Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng bao gồm mạng lƣới giao dịch, quy mô tài sản, cơ sở vật chất và năng lực công nghệ của ngân hàng. Quy mô càng lớn, mạng lƣới rộng khắp, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, năng lực công nghệ thông tin phát triển là những yếu tố thu hút khách hàng và ảnh hƣởng đến khả năng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng. (Rabah, 2015)

Ngƣợc lại, nếu cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu dẫn đến việc xử lý các công việc trì trệ, khó khăn, làm cho ngân hàng tụt hậu, kém phát triển, không thu hút đƣợc nhiều khách hàng, hạn chế hoạt động cho vay.

Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng luôn là yếu tố quan trọng để ngân hàng có thể thực hiện tốt các quy trình tín dụng của mình. Theo Nguyễn Văn Tuấn (2015), thông tin tín dụng đa dạng, đầy đủ với độ chính xác cao liên quan đến mức độ chính xác trong phân tích tình hình thị trƣờng và khách hàng để đƣa ra quyết định phù hợp. Trong xu thế các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển mạnh nhƣ hiện nay, thông tin nhanh chóng, chính xác, toàn diện là nhân tố cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiệu quả và kịp thời.

Để ngày càng cƣờng hoạt động cho vay đạt hiệu quả, chất lƣợng cao, ngân hàng thƣơng mại phải nắm bắt những thông tin cả bên trong và bên ngoài của ngân hàng.

Những thông tin bên ngoài gồm có: khách hàng, những biến đổi của môi trƣờng kinh tế, dân số, văn hoá, xã hội, chính trị, luật pháp, tự nhiên công nghệ,đối thủ cạnh trạnh nhu cầu khách hàng... Luồng thông tin bên trong cung cấp cho biết rõ những điểm mạnh, yếu của các nguồn lực khác nhau trong ngân hàng mình.

Năng lực quản trị

Trong quá trình hoạt động và phát triển mở rộng, năng lực quản trị của ban lãnh đạo ngân hàng là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của hệ thống ngân hàng. Nhân sự quản lý có trình độ chuyên môn cao với kỹ năng quản lý tốt, khả năng quyết đoán và sáng tạo tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực nội bộ; các chiến lƣợc, chính sách sẽ đƣợc xây dựng phù hợp với tình hình địa phƣơng hay thời điểm kinh doanh khác nhau của ngân hàng. (Nguyễn Văn Tuấn, 2015)

Thực tế chứng minh, nhiều ngân hàng thƣơng mại tuy có đƣợc những nguồn lực khan hiếm và giá trị mà đối thủ cạnh tranh không có nhƣ trụ sở khang trang đặt ở vùng tập trung nhiều khách hàng, vốn tự có lớn, thu nhận đƣợc nhiều cán bộ giỏi. Song do cán bộ điều hành lãnh đạo không sắc sảo, nhạy bén, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động ngân hàng theo kịp các tín hiệu thông tin, không sử dụng nhân viên đúng sở trƣờng,... dẫn đến lãng phí các nguồn lực ngân hàng mình có, giảm hiệu quả chi phí, tất nhiên hạ thấp đi hoạt động cho vay của ngân hàng .

Các rào cản trong cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đây là nhóm nhân tố do tác giả tự nghiên cứu và đề xuất. Qua thực tế triển khai cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại chi nhánh, nhận thấy lĩnh vực cho vay này vẫn còn những rào cản, vƣớng mắc:

Thứ nhất, đặc điểm của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vốn lớn. Vốn để đầu tƣ vào tài sản cố định nhƣ nhà kính, nhà lƣới, cây giống,... Thế nhƣng những tài sản này lại không đƣợc thế chấp, cũng nhƣ không có căn cứ để định giá và hƣớng dẫn về đăng ký giao dịch bảo đảm. Do đó khi nông dân hoặc doanh nghiệp đã đầu tƣ hết vốn, khi muốn mở rộng sản xuất thì không thể thế chấp những tài sản trên đất nói trên để vay vốn ngân hàng.

Thứ hai, nông dân có đất nông nghiệp, nhƣng đất nông nghiệp khi định giá thế chấp phải theo khung giá của UBND Tỉnh ban hành, giá rất thấp so với giá thị trƣờng. Vì vậy, những ngƣời nông dân này không thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay của Agribank Lâm Đồng, hoặc nếu vay thì không đủ để đầu tƣ theo kế hoạch.

Thứ ba, Nghị định 55 ra đời có hƣớng dẫn về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đến 80% tổng nhu cầu vốn của phƣơng án, dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thế nhƣng chỉ áp dụng đối với đối tƣợng vay là những doanh nghiệp công nghệ cao đƣợc Bộ Khoa học công nghệ/Bộ nông nghiệp cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao. Thêm vào đó, khâu xét duyệt, công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng còn rƣờm rà, qua nhiều tầng nấc, gây chậm trễ cho doanh nghiệp khi triển khai sản xuất kinh doanh. Đến năm 2016, trên toàn tỉnh Lâm Đồng đã có hàng chục doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhƣng mới chỉ có 6 doanh nghiệp đƣợc cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao. Do đó các hộ nông dân và các doanh nghiệp khác đầu tƣ sản xuất trong lĩnh vực này không đƣợc hƣởng những ƣu đãi trong chính sách nói trên.

Thứ tư, cơ cấu sản phẩm cho vay vẫn chƣa chuyên biệt, chƣa thể hiện đƣợc đặc thù riêng là cho vay đối tƣợng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vẫn lẫn chung với cho vay nông nghiệp nông thôn... khiến khách hàng chƣa thực sự ấn tƣợng với sản phẩm, và cũng không đƣợc hƣởng những ƣu đãi về lãi suất hay tỷ lệ cho vay không có bảo đảm…

Những rào cản, vƣớng mắc trên đây chắc chắn sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Agribank Lâm Đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)