Xét trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, nông nghiệp là ngành giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối ổn định, đảm bảo cân bằng cho nền kinh tế. Điều đó khẳng định vai trò của nông nghiệp, nông thôn cũng nhƣ tiềm năng phát triển của khu vực này.
Phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng đòi hỏi nhu cầu vốn lớn, tuy nhiên, tỷ lệ vốn tự có của ngƣời dân tham gia vào sản xuất hiện nay còn ở mức thấp nên nguồn vốn tín dụng đƣợc xem là nguồn vốn chủ yếu, nhất là từ nguồn tín dụng trung và dài hạn. Đặc thù của các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là quy mô lớn, cần nhiều vốn, thời gian thực hiện kéo dài, thời gian thu hồi vốn lâu, vòng quay vốn chậm, và có nhiều rủi ro. Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp và các hộ nông dân cũng hạn chế về năng lực tài chính. Nếu không có cơ chế hỗ trợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn thì rất ít hộ dân và doanh nghiệp có khả năng đầu tƣ đƣợc, cho dù họ muốn và mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực này.
Vốn tín dụng giúp đẩy nhanh quá trình đầu tƣ vào sản xuất quy mô lớn, đầu tƣ khoa học kĩ thuật cho sản xuất nông nghiệp, qua đó, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, thúc đẩy sự phát triển khu vực nông thôn.
Phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lựa chọn cần thiết tất yếu cho phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hƣớng bền vững và hiệu quả. Trong quá trình đó, ngân hàng đã, đang và sẽ ngày càng có vai trò to lớn và chủ động hơn, cả về tiếp vốn, cũng nhƣ tƣ vấn và nhiều hỗ trợ đa dạng, thiết thực khác. Đây là kỳ vọng của xã hội, cũng là trách nhiệm, quyền lợi và động lực phát triển của bản thân ngành ngân hàng thời đổi mới và hội nhập…