Kiến nghị với nhà nƣớc, chính phủ, bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 102 - 104)

Hoạt động ngân hàng chịu sự chi phối và điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật về ngân hàng và nhiều luật khác cho nên khó tránh khỏi tình trạng chồng

chéo, mâu thuẫn và phủ nhận lẫn nhau. Việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng cần đƣợc thực hiện đồng bộ với việc ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh, quản lý của các Bộ ngành khác trong phạm vi có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Thời gian qua mặc dù có rất nhiều chính sách, chƣơng trình cụ thể của Chính phủ ƣu tiên đối với từng lãnh vực cụ thể trong nông nghiệp, nông thôn nhƣng ngƣời vay vẫn chƣa thể tiếp cận một cách dễ dàng. Nguyên nhân là hiện nay các chính sách đều tập trung ƣu đãi về lãi suất mà chƣa quan tâm tháo gỡ các điều kiện, thủ tục để đƣợc vay vốn. Thực tiễn chỉ ra rằng tháo gỡ các rào cản về điều kiện, thủ tục vay vốn mới là cần thiết, riêng ƣu đãi về lãi suất nên duy trì ở mức độ chừng mực, nếu quá ƣu đãi về lãi suất thì sẽ gây tổn hại cho cả ngƣời vay và tổ chức tín dụng cho vay. Do vậy trong thời gian tới các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn cần hƣớng tới tháo gỡ các khó khăn về thủ tục, hồ sơ, điều kiện liên quan đến việc vay vốn của ngƣời vay.

Lâm Đồng là một tỉnh đi đầu trong phát triển sản xuất công nghệ cao, đề nghị Chính phủ xem xét phê duyệt Dự án khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 02 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Lâm Đồng vào quy hoạch công nghệ cao của toàn quốc.

Riêng về phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua thời gian triển khai, Nghị định 55/CP đã thực sự phát huy hiệu quả và đi vào đời sống của ngƣời dân. Tuy nhiên, đối tƣợng là hộ gia đình và cá nhân sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn chƣa có tiêu chí để phân loại và hƣởng ƣu đãi của chính sách. Điều này đã hạn chế một phần hiệu quả của chủ trƣơng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của chính phủ. Thiết nghĩ trong thời gian tới, chính phủ và các bộ ngành liên quan xem xét sửa đổi, bổ sung nghị định 55 về việc xác định tiêu chí đánh giá hộ nông dân sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đƣợc hƣởng các ƣu đãi của chính sách, đồng thời cũng nghiên cứu về việc cho thế chấp mô hình nhà kính, nhà lƣới, cây trồng, định giá đất nông nghiệp theo giá thị trƣờng để tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân trong việc thế chấp vay vốn mở rộng sản xuất tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)