2.1.1. Quan niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Từ trƣớc đến nay, chúng ta chỉ quen với thuật ngữ “nông nghiệp” hay “nông nghiệp nông thôn”. Thế nhƣng những năm gần đây lại có thêm thuật ngữ “nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Vậy “công nghệ cao” là gì?
Theo Luật Công nghệ Cao (2008): “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lƣợng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đƣợc tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng, tính năng vƣợt trội, giá trị gia tăng, thân thiện với môi trƣờng, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.5
Còn về khái niệm “nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn giải: “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp đƣợc áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lƣợng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”.
Và nhƣ chúng ta đã biết, nền nông nghiệp trƣớc đây hoạt động theo hƣớng thô sơ, nhỏ lẻ, luôn tồn tại những rủi ro khách quan phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, sản lƣợng không cao, lại tốn nhiều tƣ liệu sản xuất. Tuy nhiên ngày nay đã xuất hiện những mô hình nông nghiệp hiện đại hơn, tiên tiến hơn, ví dụ nhƣ trồng cây trong nhà kính, nhà lƣới, có lắp đặt trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng hiện đại, chủ động điều tiết đƣợc sản lƣợng, không phải chịu những rủi ro từ tự nhiên; trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể để tiết kiệm diện tích đất trồng; áp dụng công nghệ sinh học nhƣ lai tạo giống, nuôi cấy mô…; công nghệ tự động hoá,
cơ giới hoá, tin học hoá nhƣ tƣới tiêu, phun thuốc tự động, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong và sau khi thu hoạch… Còn trong chăn nuôi và thủy sản: thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào sản xuất các giống vật nuôi để duy trì đƣợc nguồn giống tốt; áp dụng các công nghệ biến đổi gen nhằm cải thiện dinh dƣỡng vật nuôi, nâng cao năng suất nuôi trồng…
Nhƣ vậy, tất cả những mô hình và công nghệ hiện đại kể trên chính là công nghệ cao đƣợc ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.
2.1.2. Vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nền kinh tế thị trƣờng trƣờng
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bản chất cũng chính là nông nghiệp. Do đó trƣớc hết, phải nói về vai trò của nông nghiệp, bởi vì:
Thứ nhất, nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Phần lớn nguyên liệu của các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ khác nhƣ giấy, da, dệt… là do nông nghiệp cung cấp.
Thứ hai, nông nghiệp và nông thôn cung cấp lao động cho các ngành phi nông nghiệp. Sự phát triển của các ngành công nghiệp lệ thuộc nhiều vào lực lƣợng lao động do nông thôn cung cấp.
Thứ ba, nông nghiệp và nông thôn cung cấp một phần vốn tích lũy cho nền kinh tế. Với những nƣớc đang phát triển, một phần đáng kể về vốn đó phải do nông nghiệp cung cấp.
Thứ tư, nông nghiệp và nông thôn là thị trƣờng tiêu thụ lớn của công nghiệp, dịch vụ. Sự phát triển ổn định của nông nghiệp đòi hỏi phải cung cấp một lƣợng hàng hoá ổn định về vật tƣ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc nông cụ…
Thứ năm, nông nghiệp góp phần tăng thu ngoại tệ nhờ xuất khẩu nông sản.
Thứ sáu, phát triển nông nghiệp và nông thôn đúng hƣớng góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Một nền nông nghiệp phát triển phải đảm bảo giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng.
Về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất sẽ giúp cho ngành nông nghiệp phát huy đƣợc hết tiềm năng, lợi thế vốn
có để phát triển lên một tầm cao mới. Có thể nói mục tiêu cuối cùng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lƣợng thấp, đầu tƣ công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trƣởng ổn định với năng suất và sản lƣợng cao, hiệu quả vả chất lƣợng cao. Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con ngƣời và tài nguyên, làm cho ƣu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi trƣờng. Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đang đƣợc coi là một lựa chọn thiết yếu, là xu hƣớng chủ đạo và chìa khóa thành công của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trƣờng nói chung trong thời kỳ đổi mới.
2.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tác động đến vốn tín dụng ngân hàng
Đặc điểm của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị hiện đại, quy mô sản xuất lớn vào canh tác nông nghiệp. Việc xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang là một hƣớng đi đúng. Nhƣng để thực hiện đƣợc điều này, một yếu tố không thể thiếu đó là nguồn vốn, trong đó vốn từ hệ thống ngân hàng là một trong những vấn đề then chốt.
Để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải cần có đủ hạ tầng cơ sở. Muốn vậy, các doanh nghiệp, nông dân cần một nguồn vốn đầu tƣ khá lớn. Dù số vốn đầu tƣ cao nhƣng vẫn phải đầu tƣ đồng bộ, từ đƣờng sá, điện nƣớc, nhà kính, bảo quản kho... để sản phẩm đạt đƣợc yêu cầu chất lƣợng cao. Chƣa kể một số nơi còn phải áp dụng các kỹ thuật mới trong việc nhân giống, canh tác, mua lại công nghệ hiện đại từ nƣớc ngoài, thuê chuyên gia hƣớng dẫn... cũng tốn rất nhiều chi phí.
Với suất đầu tƣ lớn nhƣ vậy, ngoài việc phải dựa vào nội lực của mình, những ngƣời làm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao rất cần đến sự hỗ trợ của nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Về phía ngân hàng thƣơng mại, đầu tƣ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vừa là một nguồn đầu tƣ có hiệu quả và tiềm năng rất lớn, đồng
thời cũng góp phần vào sự phát triển của nền nông nghiệp và tình hình kinh tế chung của đất nƣớc.
2.1.4. Xu hƣớng phát triển của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2.1.4.1. Trên thế giới
Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nƣớc phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trƣờng đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.
Bên cạnh các nƣớc tiên tiến, nhiều nƣớc và khu vực lãnh thổ ở Châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hƣớng số lƣợng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lƣợng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao, an toàn, hiệu quả.
- Việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng trên thế giới bao gồm:
Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ đƣợc ứng dụng phổ biến trong việc nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng, con vật nuôi có những tính chất ƣu việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh tác động góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất lƣợng cây trồng, vật nuôi, có nhu cầu ứng dụng cao trong nông nghiệp.
Công nghệ nuôi cấy mô thực vật Invitro: Công nghệ nuôi cấy mô đƣợc các công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh các cây giống sạch bệnh.
Công nghệ trồng cây trong nhà kính: nay đƣợc gọi là nhà màng do việc sử dụng mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lƣới (net house), trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động.
Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể: Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp dinh dƣỡng qua nƣớc (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh dƣỡng đƣợc cung
cấp cho cây dƣới dạng phun sƣơng mù và kỹ thuật trồng cây trên giá thể - dinh dƣỡng chủ yếu đƣợc cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ.
Công nghệ tưới nhỏ giọt: hệ thống tƣới nhỏ giọt đƣợc gắn với bộ điều khiển lƣu lƣợng và cung cấp phân bón cho từng lọai cây trồng, nhờ đó tiết kiệm đƣợc nƣớc và phân bón.
- Trong chăn nuôi và thuỷ sản:
Đưa các giống vật nuôi qua thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào sản xuất: Với phƣơng pháp này có thể giúp duy trì đƣợc nguồn giống tốt và tiện lợi cho việc nhập khẩu giống nhờ việc chỉ phải vận chuyển phôi đông lạnh thay vì động vật sống, tuy nhiên giá thành tƣơng đối cao và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.
Sử dụng các giống cá qua biến đổi bộ nhiễm sắc thể và chuyển đổi giới tính ở cá: giúp nâng cao năng suất nuôi trồng. Ví dụ chỉ có cá tầm cái đẻ trứng và cá đực Tilapia lớn nhanh hơn cá cái. Ví dụ cá đực tilapia chuyển thành cá cái khi xử lý với oestrogen. Loại cá đực này khi giao phối với cá cái bình thƣờng sẽ đẻ ra toàn cá đực do đó tăng năng suất nuôi trồng khá cao.
Hỗ trợ dinh dưỡng vật nuôi: Các công nghệ biến đổi gen ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi nhằm cải thiện dinh dƣỡng vật nuôi nhƣ thông qua việc biến đổi thức ăn để vật nuôi dễ tiêu hoá hơn, hoặc là kích thích hệ thống tiêu hoá và hô hấp của vật nuôi để chúng có thể sử dụng thức ăn hiệu quả hơn.
Công nghệ trong chuẩn đoán bệnh và dịch tễ: Các loại kít thử dựa trên nền tảng công nghệ sinh học cao cho phép xác định các nhân tố gây bệnh và giám sát tác động của các chƣơng trình kiểm soát bệnh ở mức độ chính xác cao mà trƣớc đây chƣa hề có. Dịch tễ phân tử đặc trƣng bởi các mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn, ký sinh và nấm) có thể xác định đƣợc nguồn lây nhiễm của chúng thông quan phƣơng pháp nhân gen.
2.1.4.2. Tại Việt Nam
Trong những năm gần đây thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc đang triển khai xây dựng các khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đối với các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Tính đến nay, tại Việt Nam hiện có 29 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đƣợc quy hoạch, xây dựng và đƣa vào hoạt động tại 12 tỉnh, thành phố. Điển hình cho mô hình này là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 8 8ha đƣợc xây dựng từ năm 2004, là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của cả nƣớc chủ yếu cung cấp hạt giống chất lƣợng cao, chuyển giao các mô hình sản xuất rau an toàn cho nông dân, các hợp tác xã, các doanh nghiệp ngành nông nghiệp; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Đức Trọng - Lâm Đồng với quy mô hàng trăm hecta, chuyên nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô đối với các cây trồng có giá trị kinh tế cao nhƣ rau hoa cao cấp, nấm, dƣợc liệu, chè an toàn chất lƣợng cao và chăn nuôi lợn, bò sữa theo công nghệ sạch... Ngoài ra, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc các tỉnh và thành phố khác trong cả nƣớc cũng đã và đang từng bƣớc khẳng định ƣu thế của mình nhƣ: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Mộc Châu (Sơn La), khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng (Thanh Hóa), khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái (Bình Dƣơng)...
Đối với các điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Là mô hình phát triển tƣơng đối mạnh tại các địa phƣơng và cũng mang lại hiệu quả thiết thực. Tiêu biểu là: Cơ sở ứng dụng, sản xuất giống và cây trồng chất lƣợng cao 16 ha tại Công ty Đầu tƣ và phát triển nông nghiệp Hà Nội, Trung tâm phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng... với hệ thống nhà kính, nhà lƣới hiện đại nhập khẩu từ Isarel để sản xuất rau, hoa, quả chất lƣợng cao; Công ty hạt giống Đông Tây (TP.HCM) quy mô 8ha, tổ chức nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt giống F1 của các loại rau cao cấp; Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm (Lâm Đồng) là mô hình sản xuất hoa cao cấp với quy mô 24ha nhà kính, nhà thép, xuất khẩu đến 55% sản lƣợng; Công ty TNHH Hoa Mặt Trời (Lâm Đồng) liên kết với các hộ nông dân sản xuất hoa lan cao cấp, tổng quy mô mô hình liên kết đến hơn 40ha, xuất khẩu hơn 70% sản lƣợng; Tập
đoàn TH True Milk tại Nghĩa Đàn, Nghệ An thành công lớn trong mô hình nuôi bò sữa bằng công nghệ cao của Isarel, cung cấp hơn 40% thị trƣờng sữa trong nƣớc...
Đối với các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng công nghệ cao
Là vùng do các địa phƣơng quy hoạch, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng để sản xuất một số sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao ở một số khâu trong quá trình sản xuất. Điển hình nhƣ vùng sản xuất rau an toàn, hoa cao cấp ở Từ Liêm, Đông Anh, Hoàng Mai, Thanh Trì (Hà Nội); mô hình trồng hoa chất lƣợng cao ở Mê Linh, Mô hình 100 trang trại trồng nấm ở Bình Xuyên (Vĩnh Phúc); Mô hình sản xuất rau an toàn 600ha tại Đà Lạt sản xuất cách ly trong nhà lƣới; vùng trồng rau, hoa ở Củ Chi, Hóc Môn (TP.HCM); Mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa xuất khẩu; Mô hình nuôi các tra sạch tại Đồng bằng sông Cửu Long...
2.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
2.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Theo tác giả Hồ Diệu: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.”6
Nhƣ vậy, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mƣợn có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định, giữa một bên là ngân hàng, một bên là khách hàng. Mối quan hệ tín dụng ngân hàng không phải là quan hệ chuyển dịch vốn trực tiếp từ nơi tạm thời nhàn rỗi sang nơi thiếu, mà thông qua các trung gian tài chính là các ngân hàng. Về bản chất, tín dụng là một nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, đƣợc thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi vốn vay.