Nhóm giải pháp về Chính sách marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 101 - 102)

Việc tạo dựng đƣợc hình ảnh tốt đẹp và không ngừng củng cố hình ảnh của mình trong lòng khách hàng là tài sản vô giá của bất cứ ngân hàng nào và có tác động rất tích cực đến việc đánh giá chất lƣợng dịch vụ của khách hàng. Khi khách hàng đã có ấn tƣợng tốt, họ sẽ tin tƣởng, gắn bó hơn với ngân hàng. Làm đƣợc điều này ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong việc duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng và có cơ hội tốt hơn để tiếp tục phát triển các khách hàng tiềm năng mới. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này Agribank Lâm Đồng phải chú trọng một số hoạt động cụ thể nhƣ nâng cao chất lƣợng, phong cách phục vụ khách hàng của đội ngũ giao dịch viên, cán bộ quan hệ khách hàng từ kỹ năng bán hàng, kỹ năng marketing cho đến thái độ, thời gian thực hiện thao tác với khách hàng là một cách marketing hữu hiệu nhất.

Chú trọng công tác tìm kiếm, phát triển, chăm sóc khách hàng. Xây dựng kho dữ liệu thông tin khách hàng một cách bài bản và đầy đủ và có tính thời gian để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phát triển khách hàng, thẩm định khách hàng cho vay. Tổ chức thống kê, phân tích, phân loại khách hàng tiềm năng để xây dựng kế hoạch tiếp cận, phát triển khách hàng mới gắn với trách nhiệm của từng cá nhân.

Ngoài mở rộng cho vay khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một đối tƣợng khách hàng cần đƣợc chú trọng và tập trung phát triển. Hiện nay khi số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa gia tăng nhanh chóng, đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao rất nhiều, có phƣơng án kinh doanh tốt nhƣng khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, đây là những khách hàng rất tiềm năng nếu chi nhánh biết khai thác tốt, vì vậy cần tích cực, chủ động để tiếp cận với những doanh nghiệp này, tạo điều kiện để doanh nghiệp đƣợc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

Triển khai có hiệu quả các chƣơng trình khuyến mại của Agribank. Các chƣơng trình khuyến mại phải đƣợc triển khai kịp thời, đầy đủ đến khách hàng, tạo đƣợc tính thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm cho vay nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm mới. Các nội dung truyền thông phải thiết thực gắn với lợi ích và mối quan tâm của khách hàng của cộng đồng. Các hình thức truyền thông đa dạng, hấp dẫn. Thông điệp và hình ảnh

truyền thông thống nhất trong toàn hệ thống. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tiếp thị chuyên đề về các sản phẩm tín dụng sao cho ấn tƣợng, hiệu quả.

Triển khai áp dụng bộ nhận diện thƣơng hiệu một cách đồng bộ, triệt để. Trƣớc mắt tập trung vào một số cấu phần bên ngoài nhƣ biển thƣơng hiệu, biển tên, biển logo, đồng phục… Chú trọng đến công tác thƣơng hiệu, nâng cao chất lƣợng của các sản phẩm dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc: cải thiện hình thức của điểm giao dịch; cách thức giao tiếp khách hàng; áp dụng các chính sách khách hàng... để ngày càng đƣa thƣơng hiệu Agribank đến với công chúng qua đó mở rộng khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)