8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.2. RỦI RO TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
1.2.2. Các tiêu chi đo lường rủi ro
Các tiêu chí đo lường rủi ro giúp các ngân hàng lượng hóa rủi ro cho vay một cách chính xác, chọc lọc khách hàng, định giá các khoản vay hiệu quả, thiết lập dự phòng rủi ro tín dụng và mức vốn kinh tế cần thiết để chống đỡ rủi ro. Trên thế giới, các NHTM tại các nước đang phát triển tham gia hiệp ước Basel đều đã xây dựng các cách thức và mô hình nhằm lượng hóa rủi ro cho vay theo mô hình VAR - Value at risk (giá trị tại rủi ro) để giám sát những rủi ro do sự thay đổi các tác nhân thị trường gây ra.
Một cách tổng quát, VAR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian được xác định với mức xác suất cho trước (thường được gọi là độ tin cậy). VAR cho phép chúng ta tổng hợp tất cả các trạng thái rủi ro và các khoản cho
vay khác nhau để tìm ra một con số nhằm trả lời câu hỏi: “Nếu năm sau là một năm không thuận lợi, tổn thất cho vay tối đa của ngân hàng là bao nhiêu với một độ tin cậy cho trước (thường là 99,9%)?”. Từ đó xác định số tiền cần thiết để chống đỡ cho rủi ro này.
Tuy nhiên tại Việt Nam, các NHTM chủ yếu vẫn đo lường rủi ro cho vay dựa trên các chỉ tiêu phân loại nợ, nợ xấu và nợ quá hạn. Việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đo lường rủi ro có ưu điểm trực quan, đơn giản, dễ tính toán, dễ dàng cho biết quy mô và tỷ lệ vốn khó có thể thu hồi của một danh mục cho vay. Tuy nhiên, việc đo lường rủi ro chỉ thể hiện mức độ rủi ro tại một thời điểm trong quá khứ mà không dự tính được tương lai. Đồng thời các ngân hàng có thể làm giảm tỷ lệ này bằng cách gia tăng dư nợ cho vay, dẫn đến các chỉ số đo lường rủi ro sẽ rất tốt nhưng mức độ rủi ro thực tế lại không hề giảm đi. Các tiêu chí đo lường rủi ro đang áp dụng tại các NHTM trong nước không giúp ngân hàng có thể tính toán được rủi ro của một khoản vay trước khi cho vay mà chỉ dừng lại ở ý nghĩa thống kê là chủ yếu, do vậy không giúp đưa ra được các quyết định về mức bù rủi ro hay các quyết định cho vay.