8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.2. RỦI RO TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
1.2.3. ̣c trưng của rủi ro trong cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp
lớn
Đặc trưng của rủi ro trong cho vay đối với KHDNL Khi rủi ro xảy ra, hậu quả rất nghiêm trọng:
Như đã đề cập ở trên, các DNL có nhu cầu về vốn vay rất lớn. Khi hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, các DNL không có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng sẽ dẫn đến những hậu quả to lớn không chỉ đối với ngân hàng mà còn cả đối với nền kinh tế. Một phần vì khả năng xử lý tài sản đảm bảo cho khoản vay của các DNL để thu hồi toàn bộ khoản nợ vay là rất thấp.
Đối với ngân hàng, số tiền cho vay là tiền được huy động từ nguồn tiền gửi của các tổ chức và dân cư. Khi rủi ro cho vay xảy ra, ngân hàng không thu hồi được nợ đã cho vay, nguồn vốn của ngân hàng để thanh toán tiền gửi cho các chủ nợ của ngân hàng là dân cư và các tổ chức kinh tế khác sẽ bị hạn chế. Tùy vào số tiền vay vốn không có khả năng thanh toán của các DNL mà ngân hàng cho vay sẽ mất thanh khoản ngân hàng, mất uy tín hoặc thậm chí là phá sản ngân hàng.
Đối với nền kinh tế, khi rủi ro trong cho vay đối với KH DNL xảy ra sẽ không chỉ ảnh hưởng 1 ngân hàng mà tới cả ngành ngân hàng theo hình thức dây chuyền. Các ngành kinh tế khác sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn khi hệ thống ngân hàng sụp đổ. Các doanh nghiệp, tập đoàn sẽ mất đi nguồn cung cấp vốn để có thể thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế sẽ bị suy thoái, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, mất ổn định kinh tế xã hội.
Rủi ro trong cho vay đối với KHDNL phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, chính khách hàng vay cũng như ngân hàng cho vay:
* Yếu tố bên ngoài:
Thị trường kinh tế thế giới biến động nhanh và khó lường là nguyên nhân dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNL bị ảnh hưởng, vì các DNL chính là những đơn vị đi đầu trong các ngành kinh tế. Trong nền kinh tế Việt Nam, các ngành có độ nhạy cảm và phụ thuộc bởi rủi ro thời tiết và giá cả thế giới vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, ví dụ như sản
xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dầu thô... Những ngành nói trên rất dễ bị ảnh hưởng lớn khi thị trường thế giới có biến động xấu. Những khó khăn do bị khống chế hạn ngạch trong ngành dệt may, những vụ kiện bán phá giá trong ngành thủy sản... không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến cả các ngân hàng cho vay. Hoặc như tình hình sụt giảm giá cao su, giá đường trên toàn thế giới, tình hình hạn hàn do hiện tượng El Nino toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu cao su, đường và các mặt hàng nông sản khác của các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế (thông qua việc gia nhập WTO và ký kết hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP) đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các DNL phải đối mặt với rủi ro thua lỗ và thích ứng với quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Ngoài ra, chính các ngân hàng thương mại trong nước cũng phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại quốc tế. Với lợi thế về nguồn vốn và sự tiện lợi của các sản phẩm dịch vụ hiện đại, các ngân hàng thương mại quốc tế đang dần thu hút được các khách hàng DNL có tiềm lực tài chính lớn, gián tiếp khiến nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên đối với các ngân hàng thương mại trong nước.
Môi trường pháp lý của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, các chính sách quản lý kinh tế thường thay đổi trong thời gian ngắn, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, khiến nhiều tổ chức kinh tế không thích ứng kịp thời. Ví dụ như vào thời điểm 01/07/2016, nhà nước đã ban hành quy định tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, làm cho sức mua xe giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kinh doanh của các DNL kinh doanh nhập khẩu ô tôt, dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ vay ngân hàng.
Thiên tai, hỏa hạn, chiến tranh, dịch bệnh: Đây là những rủi ro bất khả kháng mà cả khách hàng DNL lẫn ngân hàng đều không lường trước được đối với các khoản vay của mình. Khi những rủi ro này xảy ra, khả năng trả nợ của DNL bị suy giảm trầm trọng, thậm chí có khả năng mất vốn của ngân hàng. Loại rủi ro này có thể được hạn chế một phần nào
bằng cách mua bảo hiểm nhưng không thể hoàn toàn được. * Khách hàng vay
Năng lực quản trị, kinh nghiệm điều hành còn hạn chế dẫn đến việc không đủ khả năng ứng phó trước những biến động thị trường của khách hàng DNL dù cho đã có phương án kinh doanh khả thi, lĩnh vực kinh doanh thuận lợi. Nên các doanh nghiệp sau khi có đủ các điều kiện về vốn để thực hiện phương án thì hoạt động kinh doanh lại không đạt hiệu quả như kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra định hướng chiến lược cũng như tầm nhìn của ban lãnh đạo của các DNL cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp không xác định được ngành trọng tâm, thế mạnh trong hoạt động kinh doanh của mình sẽ dẫn đến đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, dẫn đến tăng rủi ro trong cho vay.
Sử dụng vốn vay sai mục đích:là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Một số DNL cố tình cung cấp chứng từ vay vốn giả mạo để dụng vốn vay khác với mục đích đã trình bày trong phương án vay vốn đã được ngân hàng thẩm định và thông qua. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, kỳ vọng của doanh nghiệp về việc thu được lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng rủi ro hơn so với phương án kinh doanh đã đưa ra, hoặc sử dụng vốn vay với mục đích đảo nợ tại các ngân hàng khác.
* Ngân hàng:
Một số ngân hàng thương mại chưa có định hướng cho vay tầm chiến lược, bị ảnh hưởng bởi các hội chứng kinh tế, khẩu hiệu phát triển kinh tế, cạnh tranh, lôi kéo các KH DNL từ các ngân hàng khác mà không suy xét vào khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Quy trình thẩm định cho vay của một số ngân hàng còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Ví dụ việc xác định nhu cầu và vòng quay vốn lưu động của DNL để cấp hạn mức cho vay và thời hạn cho vay còn đơn giản, chưa phù hợp với thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa tính toán đến hạn mức đã được cấp tại các ngân hàng khác. Ngoài ra, công tác
quản lý rủi ro cho vay và kiểm soát sau cho vay đối với các KH DNL còn mang tính hình thức, chưa được tập trung chú trọng.
Một số ngân hàng thương mại nhỏ chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu về các KH DNL một cách đầy đủ, chưa có các kênh kiểm tra chéo thông tin. Việc phân tích tín dụng và quyết định cho vay hầu như chỉ dựa trên các thông tin từ phía doanh nghiệp cung cấp.
Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng chưa cao, trình độ chuyên môn còn yếu, thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định phương án vay vốn, tính khả thi của dự án cũng như phát hiện những bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của KH DNL, không cập nhật tình hình kinh tế xã hội trong nước cũng như thế giới, dẫn đến việc thẩm định và đưa ra quyết định cho vay không chính xác. Ngoài ra, ngân hàng còn gặp rùi ro về vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng. Một số cán bộ đã thông đồng với doanh nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng..