Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 64 - 67)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Về chính sách của chính phủ, chính quyền địa phương

Như trong các trường hợp đã phân tích ở trên, chính sách của chính phủ, chính quyền địa phương chưa nhất quán trong quá trình vận dụng nguồn lực của các DNL ngoài quốc doanh để đầu tư dự án, phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển nền kinh tế thế giới. Chính quyền địa phương kêu gọi đầu tư từ các DNL nhưng vẫn chưa có những cơ chế hỗ trợ cụ thể, chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục trước và sau đầu tư. Vẫn còn nhiều bất cập về thủ tục, quy định hành chính đối với quá trình đầu tư dự án

của các DN.

Về tình hình kinh tế thế giới

DNL là những doanh nghiệp đầu ngành, đại diện cho nền kinh tế Việt Nam, có quan hệ kinh tế với nhiều tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, DNL phải chịu nhiều rủi ro do biến động giá cả thị trường thế giới, biến động tình hình tỷ giá, thời tiết tại các quốc gia khác chứ không chỉ giới hạn tại thị trường Việt Nam, nơi các DNL đang dẫn đầu.

Về môi trường pháp lý

DNL luôn là những doanh nghiệp tiên phong trong mọi hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy, trong một số trường hợp, môi trường pháp lý của Việt Nam vẫn chưa theo kịp với hoạt động kinh doanh của các DNL, chưa tạo được hành lang pháp lý cho các DNL trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Về phía ngân hàng

Một là, quy trình cho vay, tính pháp lý của các hồ sơ cho vay của ngân hàng vẫn chưa được hoàn thiện. Khi rủi ro xảy ra, các hồ sơ của ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót trong quá trình xử lý lý.

Hai là, công tác kiểm tra giám sát trong và sau khi vay vốn của ngân hàng nói chung và của CBTD trực tiếp phụ trách DNL còn chưa bám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Ba là, việc tiếp cận, thu thập thông tin của các DNL còn nhiều khó khăn đối với CBTD của ngân hàng, dẫn đến việc nhận diện rủi ro còn yếu. Khả năng phòng ngừa rủi ro, ứng xử cho vay hợp lý của ngân hàng vì thế cũng giảm hiệu quả.

Bốn là, ngân hàng chưa có hoặc chưa cung cấp rộng rãi các gói sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm, phòng ngừa các rủi ro trong hoạt động kinh doanh cho các KH DNL.

Về phía khách hàng

Một là, khả năng đánh giá thị trường, rủi ro tỷ giá, biến động giá cả của các DNL trong nước nói chung và tại địa bàn Gia Lai nói riêng còn yếu, chưa có phương án phòng

ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Hai là, nhận thức của các DNL trong nước về các sản phẩm tài chính như bảo hiểm, phòng vệ rủi ro còn thấp, cho rằng đó là chi phí tăng thêm của doanh nghiệp mà chưa đánh giá đúng đắn về lợi ích mang lại.

Ba là, các DNL trong nước vẫn chưa có tầm nhìn và định hướng dài hạn. Khả năng quản trị công ty, sử dụng nguồn lực vốn tự có thấp, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn của ngân hàng để đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bốn là, một vài DNL chưa có cơ cấu tài chính ổn định. Khi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chính gặp khó khăn, nguồn thu ngắn hạn không đủ để chi trả cho các khoản nợ dài hạn, doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng thua lỗ.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã phân tích một số nét tiêu biểu về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Gia Lai giai đoạn 2012 -2016. Bên cạnh đó, trong chương 2 luận văn đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay KH DNL tại VietinBank Gia Lai để nhận định những kết quả đạt được, tìm ra các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Qua đó, sẽ làm cơ sở đưa ra những giải pháp và kiến nghị trong chương 3, nhằm tăng cường, nâng cao hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho hoạt động cho vay KH DNL tại VietinBank Gia Lai, góp phần vào sự phát triển ổn định bền vững của ngân hàng cũng như sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH GIA LAI

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHANH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)