GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 71 - 76)

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA LAI

3.2.1. Hoàn thiện quy trình cho vay

Hiện nay, ngân hàng VietinBank vẫn không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện các thủ tục quy trình cho vay để phù hợp với đặc điểm của khách hàng DNL, đảm bảo tiến độ giải quyết hồ sơ cho vay nhanh chóng nhưng vẫn chặt chẽ.

Xuất phát từ đặc điểm của các DNL là quy mô hoạt động lớn, nguồn vốn và nhân lực cũng lớn, nên công tác thẩm định, theo dõi và bám sát thông tin hoạt động kinh doanh của khách hàng DNL trong quá trình cho vay tốn rất nhiều thời gian. Đồng thời, trong trường hợp rủi ro hoạt động cho vay xảy ra, công tác xử lý rủi ro đối với các DNL còn gặp nhiều hạn chế, trong đó có những hạn chế xuất phát từ quy trình cho vay của VietinBank chưa được chặt chẽ, hoàn thiện.

Nhằm giúp các DNL đảm bảo được khả năng tiếp cận vốn vay nhanh chóng, vừa đảm bảo được sự an toàn trong hoạt động cho vay,VietinBank Gia Lai nói riêng và VietinBank nói chung cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ vay vốn, gồm cả hồ sơ pháp lý, hồ sơ đảm bảo tiền vay, hồ sơ giải ngân ... Quy trình, hồ sơ cho vay của ngân hàng cần phải cân bằng giữa lợi ích của khách hàng, lợi ích và an toàn nguồn vốn của ngân hàng

cũng như đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Hiện nay, quy trình tín dụng của VietinBank khá chặt chẽ, quá trình cấp tín dụng được thực hiện thông qua ba bộ phận: Quan hệ khách hàng, phân tích, tác nghiệp. Mỗi bộ phận thực hiện một chức năng riêng, nhằm kiểm soát rủi ro tín dụngmột cách chặt chẽ. Với mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm. Do đó, cần tạo cơ chế phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa các bộ phận để rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ và giải phóng khách hàng nhanh nhất, hướng tới đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng kết hợp với an toàn vay vốn.

3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát cho vay

Giám sát hoạt động cho vay là một quá trình thu thập, xử lý các thông tin tài chính cũng như phi tài chính của khách hàng để từ đó đưa ra các ứng xử phù hợp. Việc giám sát hoạt động cho vay là thực sự rất cần thiết, đặc biệt là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc nhận diện và xếp hạng rủi ro với khách hàng. Từ đó ngân hàng sẽ đưa ra những biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro.

CBTD phải thường xuyên giám sát các hoạt động của các khách hàng DNL như mục đích sử dụng tiền vay (theo dõi dòng tiền), quá trình hoạt động kinh doanh (uy tín, đánh giá của đối tác cũng như đối thủ cạnh tranh trên thị trường), quá trình trả nợ, đảm bảo hoạt động cho vay đúng và hiệu quá. Tránh trường hợp các doanh nghiệp lớn vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng như sử dụng vốn sai mục đích “lấy ngắn nuôi dài”, vi phạm pháp luật… Việc phát hiện và xử lý kịp thời những khoản vay có vấn đề trước khi trở thành những khoản vay không thu hồi được là biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.

Một số biện pháp giám sát có thể thực hiện được như:

Kiểm tra sử dụng vốn vay định kỳ, tần suất phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh cụ thể của phía khách hàng DNL.

Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc rủi ro, đề xuất kiểm tra đột xuất. Kiểm tra thường xuyên hoạt động kinh doanh tại cơ sở của DNL, đồng thời bám sát

tình hình ngành cũng như diễn biến thị trường.

Kiểm tra việc đánh giá tài sản đảm bảo theo định kỳ.

Việc theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như chất lượng của khoản nợ vay cần phải tiến hành một cách thống nhất và có hệ thống. Bộ máy nhân sự của ngân hàng cần phải phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với nhau giữa các chức danh, giữa nhân viên và lãnh đạo để có thể khai thác thông tin, bám sát hoạt động kinh doanh, kiểm tra tình hình tài chính của các khách hàng doanh nghiệp lớn. Mục tiêu cuối cùng của việc giám sát các khoản nợ vay của khách hàng DNL nhằm đảm bảo tuân thủ chính sách, thủ tục cho vay, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo an toàn về vốn vay cho ngân hàng.

3.2.3. Thực hiện bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm tín dụng là một hình thức bảo hiểm giúp người vay trả nợ ngân hàng khi họ không may gặp rủi ro không lường trước, giảm được gánh nặng nợ nần cho người thân hoặc không bị thanh lý tài sản trong trường hợp rủi ro xảy ra. Nhiều năm qua, bảo hiểm tín dụng đã phổ biến trong hoạt động cho vay cá nhân của các ngân hàng Việt Nam.

Riêng ngân hàng VietinBank có một đơn vị thành viên là công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VBI). Tuy nhiên cho đến hiện nay, các sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp của VBI vẫn chưa có sản phẩm bảo hiểm tín dụng hoàn thiện các doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm dành cho doanh nghiệp gồm có: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm trách nhiệm và bảo hiểm hỗn hợp.

Trên thực tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp lớn vẫn chưa thực sự đánh giá được tầm quan trọng của bảo hiểm tín dụng dành cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vẫn cho rằng, bảo hiểm tín dụng chỉ dừng lại ở góc độ lợi ích cho phía Ngân hàng chứ không mang lại lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp.

Vì vậy trong thời gian tới, VietinBank và VBI nói riêng và các ngân hàng cùng các đơn vị bảo hiểm khác nói chung cần nghiên cứu và đưa ra một hình thức bảo hiểm tín dụng

dành riêng cho các doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp lớn) mà có thể cân bằng lợi ích giữa hai phía.

3.2.4. Nâng cao công tác nhận diện rủi ro cho vay

Hiện nay, VietinBank đã xây dựng và đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến các dấu hiệu rủi ro của khách hàng và thị trường (EWS – EARLY WARNING SECURITY). Đây là chương trình phần mềm được xây dựng trên cơ sở kết hợp phương pháp chuyên gia và phương pháp mô hình thống kê để lựa chọn và sử dụng các chỉ tiêu thuộc bộ chỉ tiêu cảnh báo sớm và các thông tin thu thập từ kết quả trả lời bảng câu hỏi điều tra nhằm đưa ra danh sách cảnh bao sớm rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên, để hệ thống cảnh báo sớm EWS hoạt động hiệu quả và có tác dụng rõ rệt, các CBTD cần phải nghiêm túc tương tác với hệ thống thông qua việc thu thập thông tin về khách hàng để trả lời bảng câu hỏi điều tra để hệ thống có thể đưa ra cảnh báo chính xác.

Các CBTD cần phải có trình độ, nhạy bén và quan tâm theo dõi sát sao tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, CBTD cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động của khách hàng DNL thông qua các dấu hiệu tài chính và phi tài chính, hoặc thông qua các đối tác của khách hàng để có thể nhận diện và xác định được khó khăn, vướng mắc từ phía doanh nghiệp để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết, tháo gỡ cho doanh nghiệp trong khả năng của ngân hàng. Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ được cải thiện theo hướng tích cực, giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động cho vay đối với khách hàng vay.

Ngân hàng VietinBank cũng cần có công tác dự báo diễn biến kinh tế, của từng ngành, lĩnh vực tác động đến ngân hàng, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp lớn để từ đó đưa ra định hướng, chính sách cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể để chủ động phòng trành rủi ro, tránh những phản ứng quá chậm, gây ra lúng túng trong công tác giám sát, xử lý rủi ro đối với các khách hàng doanh

nghiệp lớn.

VietinBank cũng nên tổ chức các chương trình học tập trao đổi kinh nghiệp nhận diện rủi ro giữa các các CBTD giữa các chi nhánh để nâng cao khả năng nhận diện và các biện pháp ứng xử cần thiết.

3.2.5. Tăng cường kênh thông tin giữa Ngân hàng và khách hàng

Trên thế giới, “sức khỏe” của một doanh nghiệp lớn được phản ánh thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh được công bố. Tuy nhiên tại Việt Nam, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp lớn chỉ mới đảm bảo được tính tuân thủ nhưng chưa phát huy được vai trò như là một “ngôn ngữ của thế giới kinh doanh”.

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật kế toán mà các doanh nghiệp áp dụng để thay đổi số liệu báo cáo tài chính nhằm đạt được một số mục tiêu nhất định như mức lợi nhuận theo kế hoạch hay một số chỉ tiêu tài chính như mong muốn.

Chính vì vậy, trong quá trình cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp, việc đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của DNL thông qua báo cáo tài chính (kể cả kiểm toán) là cần thiết nhưng chưa đầy đủ. Các ngân hàng mà cụ thể hơn là các CBTD cần tăng cường thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về khách hàng doanh nghiệp. Các kênh thông tin có thể xuất phát từ chính nhân viên của doanh nghiệp, các bạn hàng hay chính các đối thủ cạnh tranh trong ngành của chính doanh nghiệp đó. Từ những nguồn thông tin đó, CBTD mới có thể có đầy đủ cơ sở để đưa ra những đánh giá chính xác về “sức khỏe” của các doanh nghiệp,

3.2.6. Một số giải pháp khác

Hiện nay để hạn chế hậu quả của các rủi ro của các doanh nghiệp lớn trong ngành nông sản và các ngành xuất nhập khẩu hàng hóa, VietinBank cung cấp các sản phẩm bảo hiểm tỷ giá cũng như khuyến khích khách hàng tham gia thị trường sản phẩm phái sinh hàng hóa. Thị trường phái sinh sẽ giúp các doanh nghiệp phòng ngừa, chuyển nhượng rủi ro về giá cả không mong muốn cho các đối tác là những người có rủi ro được bù đắp hoặc

muốn được thừa nhận rủi ro đó.

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trên đã được áp dụng rộng rãi và lâu dài trên thế giới nhưng vẫn chưa được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Các ngân hàng, trong đó có VietinBank cần phải tổ chức thêm nhiều hội thảo để giúp các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam thay đổi và có cái nhìn nhận đúng đắn về lợi ích mang lại của các biện pháp phòng ngừa chứ không phải chỉ là dịch vụ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, tăng chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp.

Thiết lập một mối quan hệ sâu sắc với khách hàng, đồng hành cùng doanh nghiệp, mang lại các giá trị để tối đa lợi ích cho tất cả các bên tham gia đang là hướng đi của các ngân hàng TMCP hiện nay, trong đó có cả VietinBank. Khi khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp lớn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc đầu tiên mà VietinBank thực hiện không phải là xem xét về các biện pháp xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay mà là tìm cách giúp đỡ, tháo gỡ cùng doanh nghiệp. Như vậy mới thể hiện được bản chất của ngân hàng là người đồng hành cùng nền kinh tế. Một giải pháp thường được các ngân hàng sử dụng để giúp đỡ khách hàng đó chính là tham gia tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn đã đầu tư dàn trải vào nhiều ngành nghề không hiệu quả, ngân hàng có thể đưa ra các hình thức hạn chế cho vay đối với các ngành nghề đó. Hoặc các doanh nghiệp đã sử dụng nguồn lực ngắn hạn để đầu tư dài hạn, gây mất cân đối tài chính, ngân hàng sẽ đưa ra các gói dịch vụ tài chính như tham gia thiết kế, tư vấn khách hàng phát hành trái phiếu và chính ngân hàng sẽ mua lại một phần trái phiếu đó để giúp khách hàng có nguồn vốn để tái cấu trúc lại tài chính của doanh nghiệp theo hướng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)