8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.2.3. Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay đối với khách hàng Doanh
2.2.3.2. Thực trạng rủi ro trong cho vay đối với một số dự án điển hình của
của Doanh nghiệp lớn tại VietinBank Gia Lai
Trong tổng dư nợ 2.999 tỷ đồng của khách hàng DNL tại CN Gia Lai tại 31/12/2016, nợ có vấn đề là 147.019 triệu đồng, chiếm 4.9%, bao gồm 03 món vay trung dài hạn được chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ và 01 món vay nhóm 5 được Chính phủ khoanh nợ.
* Dự án Bến xe khách liên tỉnh phía Nam TP Đà Nẵng của công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai:
Về chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu của Việt Nam, niêm yết trên sàn chứng khoáng với 11 Công ty thành viên và 3 công ty liên kết, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, sản xuất kinh doanh và đầu tư đa ngành nghề tại Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực và thế giới.
Với trụ sở chính tọa lạc tại thành phố Pleiku, Gia Lai, Tập đoàn Đức Long Gia Lai có các chi nhánh trong nước đặt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng…và các văn phòng đại diện tại Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Doanh thu năm 2016 của công ty đạt 2.472 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 65.869 triệu đồng. Công ty là một trong những đơn vị hoạt động lâu năm trên địa bàn tình, kinh doanh nhiều ngành nghề.
Về dự án: Dự án bến xe khách liên tỉnh thành phố Đà Nẵng với tổng mức đầu tư 130 tỷ đồng được khởi công năm 2010, chính thức đi vào hoạt động ngày 24/09/2012. Dự án được tập đoàn Đức Long Gia Lai quyết định đầu tư theo quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông của TP Đà Nẵng giai đọan 2010 – 2020 về việc chủ trương xây dựng thêm một bến xe phía Nam nhằm mục đích giảm thiểu tai nạn, quá tải lưu lượng phương tiện vào
trung tâm thành phố.
Nguyên nhân cơ cấu: Do dự án bị rủi ro về chính sách. Từ khi dự án được chính thức đưa vào hoạt động, chủ đầu tư gặp phải những kho khăn về cơ chế, trách nhiệm của các cơ quan chức năng như chưa giải quyết dứt điểm công tác đền bù giải tỏa các hộ dân phía trước bến xe (34 hộ dân dọc QL 1A trước bến xe) cũng như hành lang đảm bảo ATGT cho người và phương tiện tham gia giao thông khi ra vào bến, chưa phân định tuyến xe phía Bắc và phía Nam TP.Đà Nẵng theo đúng quy hoạch. Sau hơn 4 năm đi vào khai thác, bến xe phía Nam Đà Nẵng chỉ phục vụ được 2 chuyến xe/ngày trong khi công suất theo thiết kế dự án là 800 – 1.000 lượt xe xuất bến/ngày. Sau hàng loạt công văn cầu cứu của phía doanh nghiệp, đến nay, dự án Bến xe liên tỉnh thành phố Đà Nẵng mới chỉ được tạo điều kiện phục vụ các tuyển vận tải hành khách nội tỉnh và xe buýt thành phố. Đồng thời, UBND thành phố Đà Nẵng đã chính thức cho phép chủ đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng đất một phần diện tích để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện – điện tử.
VietinBank Gia Lai đã tiến hành cơ cấu lại món vay này, kéo dài thời hạn trả nợ gốc và lãi, cho khách hàng sử dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh khác để trả nợ.
* Dự án Trung tâm thương mại Chợ Lớn Quy Nhơn và Dự án khu đô thị mới An Phú Thịnh của Công ty CP Phát triển Đầu tư Xây dựng & Du lịch An Phú Thịnh.
Về chủ đầu tư: Công ty CP Phát triển Đầu tư Xây dựng & Du lịch An Phú Thịnh được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4100576997 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định cấp ngày 20/09/2005. là một trong những doanh nghiệp lớn với vốn điều lệ lên tới 108 tỷ đồng, hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn dịch vụ, đầu tư, xây dựng và du lịch tại Bình Định.
Về dự án:
Dự án Trung tâm Thương mại Chợ Lớn Quy Nhơn: Với tổng mức đầu tư lên tới 298.823 triệu đồng, Dự án Trung tâm Thương mại Chợ Lớn Quy Nhơn được kỳ vọng sẽ phát huy được thế mạnh của Chợ Lớn Quy Nhơn (được xây tại Chợ Lớn cũ đã cháy), là nơi giao
thương buôn bán sầm uất nhất của tỉnh Bình Định với hơn 600 hộ kinh doanh buôn bán thương xuyên. Dự án sẽ góp phần thay đổi diện mạo phát triển kinh tế của TP Quy Nhơn và tỉnh Bình Định, kết hợp giữa mô hình mua bán truyền thống (chợ) và hiện đại (siêu thị), mang lại nguồn thu cho cả doanh nghiệp, chính quyền địa phương và ngân hàng.
Dự án khu đô thị mới An Phú Thịnh được đầu tư với tổng mức đầu tư thiết kế 2.317 tỷ đồng. Dự án được thực hiện theo đồ án quy hoạch chung của thành phố Quy Nhơn với mục tiêu hình thành khu đô thị mới ở vùng ven của thành phố, góp phần tạo cảnh quan thành phố, nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa và vật chất của tòan bộ dân cư trong khu vực, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của thành phố Quy Nhơn theo hướng bền vững. Tại thời điểm thẩm định dự án, quy mô của dự án gần 3.000 căn hộ với dân số khoảng 10.000 người, diện tích 154 ha.
Nguyên nhân cơ cấu:
Đối với dự án Trung tâm Thương mại Chợ Lớn Quy Nhơn: Đây là dự án đầu tư theo hình thức BOT, thời hạn 50 năm. Sau 02 năm đi vào hoạt động, dòng tiền của dự án không đủ chi trả nợ vay cho NHCT, công ty phải huy động từ nhiều nguồn vay mượn khác. Nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thể trả nợ gốc, lãi theo đúng cam kết cho vay với NHCT là:
Dự án đi vào hoạt động vào năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh hạn chế, không đạt được kỳ vọng như phương án kinh doanh đã tính toán ban đầu. Diện tích mặt bằng cho thuê chỉ mới được phủ kín gần 50% nên nguồn thu từ dự án không đủ trả nợ.
Khi trúng thầu dự án, công ty đã cam kết thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội khi dự án đi vào hoạt động là miễn phí thuê mặt bằng trong 02 năm đầu và giảm 50% phí trong 5 năm tiếp theo đối với các hộ kinh doanh bị thiệt hại do cháy Chợ Lớn Quy Nhơn. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh trên được UBND tỉnh ưu tiên cho kinh doanh tại các vị trí thuận lợi như
tầng 1, tầng 2, tầng 3. Do vậy, nguồn thu của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các hộ được ưu đãi là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, theo kiểu chợ truyền thống. Việc các hộ này kinh doanh tại các tầng 1, tầng 2 và tầng 3 của Trung tâm thương mại đã làm giảm giá trị về mặt hình ảnh của Trung tâm (dự kiến ban đầu được thiết kế để kinh doanh các mặt hàng cao cấp) nên dẫn đến giá thuê mặt bằng chung của Trung tâm bị giảm..
Đối với Dự án khu đô thị mới An Phú Thịnh: chủ yếu do dự án không được triển khai tốt dẫn đến việc cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện nên không thể phân lô bán nền và không có nguồn thu trả nợ như phương án thiết kế. Trong đó:
Về khách quan: Chủ trương chính sách đối với lĩnh vực đầu tư BĐS có nhiều bất cập, thị trường BĐS có nhiều biến động tiêu cực ảnh hưởng lớn đến việc xúc tiến kêu gọi đầu tư cho dự án, vì vậy doanh nghiệp luôn phải chờ nguồn vốn duy nhất của ngân hàng. Đồng thời các cơ chế chính sách của địa phương trong việc giải tỏa đền bù, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với dự án và các thủ tục pháp lý liên quan còn nhiều khó khăn và kéo dài.
Về chủ quan: Công ty chưa tích cực chủ động tìm kiếm nguồn vốn để triển khai dự án. Việc triển khai xây dựng dự án, thi công giám sát, quyết tóan công trình còn chậm, số liệu thanh quyết tóan, nghiệm thu, thẩm định và kiểm toán nên gây ảnh hưởng đến thời gian giải ngân của ngân hàng cho dự án.
* Dự án Đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 đoạn Cây Chanh – Cầu 38 của Công ty CP Đức Phú Gia Lai.
Về chủ đầu tư: Công ty CP Đức Phú Gia Lai là một trong những doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng lâu năm từ năm 2006, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng.
Về Dự án: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 đoạn Cây Chanh – Cầu 38 được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước phê duyệt tháng 03/2009 với tổng mức đầu tư 666.982 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng) và chấp thuận cho Nhà đầu tư là Công ty CP Đức Phú Gia Lai triển khai
theo hình thức BOT.
Nguyên nhân nợ nhóm 5: Tại phương án sắp xếp lại hệ thống các trạm thu phí đường bộ theo quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 của Chính Phủ, trên tuyến Quốc lộ 14 đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước chỉ duy trì 01 trạm thu phí để thu phí hoàn vốn dự án BOT đoạn Cây Chanh – Đồng Xoài, không bố trí trạm thu phí cho đoạn Cây Chanh đến cầu 38 do công ty CP Đức Phú Gia Lai thực hiện (do không đảm bảo được khoảng cách tối thiểu 70km/trạm thu phí); nên ngày 09/09/2013, Thủ tướng Chính Phủ đã có Công văn chỉ đạo chuyển đổi dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 đoạn Cây Chanh – Cầu 38 từ đầu tư theo hình thức BOT sang thực hiện bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ; và giao cho UBND tỉnh Bình Phước thực hiện thanh lý hợp đồng BOT.
Do việc chuyển đổi hình thức này nên doanh nghiệp đã tạm dừng thi công do không bố trí được trạm thu phí để tái hoàn vốn, và Vietinbank cũng không đủ cơ sở để tiếp tục giải ngân cho dự án dẫn đến dự án rơi vào tình trạng đầu tư dở dang. Doanh nghiệp không có nguồn thu để trả nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng theo Hợp đồng cho vay. Đồng thời dư nợ cho vay của VietinBank đối với dự án này được Ngân hàng Nhà nước cho phép khoanh nợ trong thời gian cấp có thẩm quyền chưa bố trí được nguồn vốn thanh tóan dở dang của Dự án bằng nguồn trái phiếu Chính phủ.
Ngoài các khỏan vay trên, toàn bộ dư nợ cho vay của VietinBank Gia Lai đối với KHDNL đều là các khỏan nợ nhóm 1, được thanh tóan gốc và lãi đúng theo Hợp đồng cho vay đã ký kết giữa các bên.
2.2.3.3. Thực trạng rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp lớn tại Vietinbank Gia Lai
Bên cạnh các rủi ro đã hình thành các khỏan nợ vay có vấn đề như trên, các khách hàng DNL tại Vietinbank Gia Lai vẫn còn những rủi ro tiềm ẩn như:
Một số doanh nghiệp do nôn nóng muốn tăng doanh thu, lợi nhuận với mục tiêu trở thành một tập đoàn kinh tế đã đầu tư dàn trải vào nhiều ngành nghề, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, gây ra tình trạng vốn tự có bị ứ đọng, thậm chí làm ảnh hưởng đến tình hình tài
chính doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh có rất ít các tập đoàn kinh tế đa ngành nghề hoạt động hiệu quả. Thay vì quan tâm đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững thì các DNL lại tận dụng các điều kiện thuận lợi của thị trường để mở rộng cơ hội đầu tư, lao vào đầu tư dàn trải các dự án với quy mô quá lớn, vượt xa khả năng của chủ đầu tư, phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay của ngân hàng. Khi thị trường có biến động mạnh về lãi suất thì các doanh nghiệp này sẽ không thể chống chọi được và dẫn đến thua lỗ.
Song song với việc đầu tư dàn trải đa ngành nghề, một số DNL, đặc biệt là các DN nhà nước như các DN trồng cao su thuộc tập đoàn cao su Việt Nam, đã sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để đầu tư các dự án trung dài hạn với tính toán sẽ sử dụng nguồn lợi nhuận từ ngành nghề chính trong ngắn hạn để trả nợ. Tuy nhiên, khi hoạt động sản xuất kinh doanh chính gặp biến động (như trường hợp giá cao su lao dốc trong những năm gần đây), việc mất cân đối tài chính của các DNL được bộc lộ rất rõ ràng. Các DNL lâm vào cảnh “giật gấu vá vai”, phải thực hiện rất nhiều các thay đổi trong hoạt động kinh doanh như tinh giảm nhân sự, cắt giảm chi phí… để có thể duy trì hoạt động và trả nợ vay cho ngân hàng theo hợp đồng đã ký kết.
Đối với các DNL kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và các DNL đang quan hệ tại VietinBank Gia Lai nói riêng, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản chiếm tỷ lệ rất cao trong toàn bộ doanh thu của công ty. Tuy nhiên, các DNL kinh doanh nông sản vẫn chưa có những nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về hậu quả của việc biến động giá cả thị trường thế giới và biến động tỷ giá. Các DNL về nông sản mới chỉ dừng lại ở việc thu mua từ nông dân, sơ chế và xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài để thu lại lợi nhuận. Độ trễ trong thời gian từ lúc thu mua đến lúc xuất hàng sẽ khiến DN chịu nhiều rủi ro về biến động giá cả trên thị trường thế giới. Đồng thời các DN xuất khẩu nông sản lớn vẫn chưa thực hiện các biện pháp rủi ro tỷ giá nên vẫn còn xoay xở rất khó khăn mỗi khi tỷ giá có biến động mạnh. Ví dụ như cuối năm 2015, tỷ giá đồng VNĐ/USD đã thay đổi tới 5,34% so với đầu năm, dẫn đến nhiều khoản thua lỗ cho các
DNL kinh doanh nông sản.
2.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN
2.3.1. Kết quả đạt được trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoa ̣t đô ̣ng cho vay cho vay
VietinBank Gia Lai luôn duy trì mục tiêu và định hướng phát triển bền vững, ổn định. Rủi ro trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với KH DNL nói riêng tại chi nhánh luôn được khống chế ở mức rất thấp so với chỉ tiêu trung bình của Vietinbank và của toàn ngành ngân hàng.
Dư nợ gia tăng qua các năm và cơ cấu cho vay được mở rộng và đa dạng nhưng tỷ lệ rủi ro xảy ra vẫn
Dư nợ cho vay DNL chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của VietinBank Gia Lai và được gia tăng qua các năm, điều này cho thấy hoạt động cho vay của VietinBank Gia Lai vẫn tiếp tục tăng trưởng. Cơ cấu cho vay các thành phần kinh tế đa dạng và không phụ thuộc quá vào bất kỳ một ngành và một loại hình doanh nghiệp nào, sản phẩm cho vay đa dạng.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty nhà nước, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, DNTN…Cơ cấu dư nợ cho vay DNL ít tập trung vào cho vay doanh nghiệp nhà nước, để đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hướng đến chính sách tín dụng bình đẳng, với mọi thành phần và loại hình kinh tế.
Ngành nghề kinh doanh: nông, lâm nghiệp; công nghệ chế biến; xây dựng; thương nghiệp; khách sạn nhà hàng;
Dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm tại chi nhánh đối với đối tượng DNL toàn bộ là dư nợ cho vay ngắn hạn phục vụ vốn lưu động đối với những DNL có chu kỳ thu hồi tiền nhanh chóng.
Số lượng DNL có quan hệ tín dụng với Vietinbank Gia Lai ổn định qua nhiều năm. Đây đều là những khách hàng truyền thống, có lịch sử tín dụng tốt. Bên cạnh đó, chi nhánh
đang chủ động thực hiện tiếp cận với các khách hàng lớn khác ngoài địa bàn để tăng thêm