8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC PHÒNG
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tóm lại, từ các phân tích và so sánh trên đây, chúng ta có thể thấy rằng các kinh nghiệm và giải pháp thực tiễn từ các nền kinh tế có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Các ngân hàng cần xây dựng hệ thống sản phẩm dịch vụ đồng hành cùng các DNL, hướng tới mục tiêu giúp các DNL phát triển bền vững. Các sản phẩm dịch vụ này phải được xây dựng trên một nền tảng các quy định pháp lý đồng bộ, tuy nhiên phải đảm bảo được đáp ứng các nhu cầu của các doanh nghiệp.
Song song với việc các DNL có hệ thống quản lý hiện đại, phương thức hoạt động kinh doanh tiên tiến, thì các DNL cũng cần có một hệ thống dịch vụ tài chính hỗ trợ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Về phía các DNL:việc quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị tài chính nói riêng sẽ là cơ sở quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài và bền vững. Các DNL cần tránh đầu tư dàn trải, sử dụng nguồn lực tài chính lãng phí, không tạo được hiệu quả.
Về phía Nhà nước: bên cạnh việc xây dựng một hệ thống quy định pháp lý chung tuân thủ theo các cam kết quốc tế của Việt Nam thì Chính phủ cũng cần phải thực hiện lộ trình giảm bớt sự kiểm soát tại các công ty, các tập đoàn lớn để tránh tình trạng độc quyền, đảm bảo sự cạnh tranh của thị trường. Như vậy, các doanh nghiệp tập đoàn lớn mới có thể đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế
ngày càng mở cửa và cạnh tranh.
Kết luận chương 1
Để tạo cơ sở lý luận cho các chương tiếp theo của bài luận văn, Chương 1 đã trình bày tổng quan về DNL, vai trò của các DNL đối với nền kinh tế Việt Nam và các đặc điểm đặc trưng của DNL trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã nêu lên một số lý luận chung về hoạt động cho vay của ngân hàng, rủi ro trong cho vay, đưa ra bộ chỉ tiêu đánh giá rủi ro cũng như các đặc điểm trong hoạt động cho vay của DNL, kinh nghiệm của các ngân hàng tại một số quốc gia khác làm cơ sở tham khảo cho Ngân hàng Việt Nam nói chung và NHCT nói riêng trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đối với DNL.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH GIA LAI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH GIA LAI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai (VietinBank Gia Lai) là chi nhánh cấp một của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 19/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 12/02/1999 do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ký, chi nhánh hoạt động kinh doanh tổng hợp trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tại địa bàn tỉnh Gia Lai.
Sau hơn 15 năm hoạt động kinh doanh, Chi nhánh không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động. Hiện nay, VietinBank Gia Lai đã phát triển được 11 phòng giao dịch loại 1, gồm: Phòng giao dịch An Khê, Phòng giao dịch Pleiku, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng giao dịch Đăk Đoa, Phòng giao dịch Chư Sê, Phòng giao dịch Phù Đổng, Phòng giao dịch Biển Hồ, Phòng giao dịch Đức Cơ, Phòng giao dịch Ia Grai, Phòng giao dịch Chưpưh và Phòng giao dịch Chư Prông với 184 cán bộ công nhân viên, đa số đều đã có trình độ chuyên môn đại học và sau đại học, có kinh nghiệm trong công tác. Các Phòng giao dịch đều được đặt ở những khu vực trung tâm của thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư với cơ sở vật chất khang trang thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng.
Hiện nay, VietinBank Gia Lai đang từng bước hoàn thiện và phát triển với mục tiêu đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong cơ chế thị trường, sự ra đời của các đơn vị kinh tế ngày càng nhiều, do đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ của các đơn vị này ngày càng tăng. Dựa trên định hướng phát triển và mục tiêu chiến lược của VietinBank Gia Lai
hàng.
Song song với đó, mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả đươc đặt lên hàng đầu, mục tiêu cuối cùng là để mang lại lợi nhuận cao nhất, đảm bảo thu hồi được vốn vay, tạo uy tín và niềm tin cho khách hàng nên đòi hỏi Chi nhánh luôn phải có những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế - xã hội hiện nay để dần đứng vững và phát triển trong môi trường hoạt động phức tạp cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác.
2.1.2. Hoạt đô ̣ng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai
Là một trong những chi nhánh dẫn đầu trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Gia Lai luôn hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh do Ban lãnh đạo Ngân hàng giao hàng năm. Từ năm 2007 đến nay, Vietinbank Gia Lai luôn đạt danh hiệu Chi nhánh xuất sắc và đặc biệt xuất sắc của hệ thống Vietinbank.
Một số kết quả kinh doanh đạt được của CN giai đoạn 2012 – 2016 như sau:
* Hoạt động huy động vốn:
Bảng 2.1: Số liệu huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tiền gửi KHDNL 370,000 460,000 1,130,000 520,000 309,000
Tiền gửi KHDNNVV 225,500 378,000 355,000 294,000 326,000
Tiền gửi KHCN 592,670 867,000 955,000 1,297,000 1,431,000
Tiền gửi ATM 32,700 40,170 45,500 57,000 68,000
Tiền gửi khác 276,630 268,430 327,230 278,000 1,048,000
Tổng 1,497,500 2,013,600 2,812,730 2,446,000 3,182,000
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai
Sự thành lập của nhiều ngân hàng cũng như mạng lưới các chi nhánh của các ngân hàng thương mại liên tục được mở rộng ít nhiều đã có tác động đến tình hình hoạt động của
VietinBank Gia Lai. Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, huy động vốn VietinBank Gia Lai cũng phải chạy đua để giữ chân khách hàng bằng các biện pháp hữu hiệu như thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến mãi… VietinBank Gia Lai đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tốt. Nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăng trưởng qua các năm, tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2016đạt: 3,182,000 triệu đồng, tăng 736,000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 30% so với năm 2015. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2012 – 2016 mảng khách hàng cá nhân có mức tăng trưởng ổn định và tăng đều qua các năm. VietinBank Gia Lai đã có định hướng đúng đắn khi tăng tiếp cận và tiếp thị ở thị trường cá nhân trên địa bàn vì số dư huy động vốn cá nhân có tính chất ổn định cao và dễ tiếp cận hơn so với thị trường huy động vốn doanh nghiệp.
Đạt được tốc độ tăng trưởng trên là sự nỗ lực rất lớn của tập thể ban lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ chi nhánh trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam như sản phẩm tiết kiệm tích lũy, cải tiến sản phẩm tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, sản phẩm tiết kiệm đa năng, tiền gửi đầu tư linh hoạt, chứng chỉ tiền gửi… cũng như Chi nhánh đã triển khai các biện pháp tích lũy trong việc tiếp thị, chăm sóc khách hàng, thu hút nhiều khoản tiền gửi thanh toán đối với các đơn vị có nguồn thu lớn như các đơn vị bộ đội, các công ty cao su, các đơn vị sự nghiệp có thu như Bảo hiểm xã hội, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Kho bạc Nhà nước …
Biểu đồ 2.1: Thị phần huy động vốn năm 2016 của VietinBank Gia Lai
Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng của NHNN tỉnh Gia Lai năm 2016
Mặc dù tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2016 ở mức cao nhưng quy mô nguồn vốn tại Chi nhánh còn nhỏ, tỷ trọng nguồn vốn huy động của VietinBank Gia Lai năm 2016 đạt: 10,5%/tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn tỉnh, tăng 1,5% so với năm 2015, xếp vị trí thứ năm so với các NHTM khác trên địa bàn.
* Hoạt động tín dụng:
Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn, hoạt động tín dụng tại VietinBank Gia Lai đã được mở rộng và không ngừng nâng cao hiệu quả cho vay, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Cơ cấu cho vay đã chuyển dần theo hướng cho vay khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tăng trưởng dư nợ ngắn hạn. Đây là cơ cấu vốn hợp lý mà các NHTM đang hướng tới.
28.70% 22.60% 11.70% 10.50% 6.20% 20.30% BIDV AGRIBANK VIETCOMBANK VIETINBANK SACOMBANK CÁC NHTM KHÁC
Bảng 2.2: Số liệu dư nợ của Chi nhánh giai đoạn 2012-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Dư nợ khối KHCN 1,190,650 1,696,950 2,290,000 3,075,000 4,303,000 Dư nợ khối KHDNL 1,035,050 1,219,960 1,596,000 1,951,000 2,999,000 Dư nợ khối KHDNNVV 353,600 479,070 554,000 611,000 1,220,000 Tổng 2,579,300 3,395,980 4,440,000 5,637,000 8,522,000
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tại Chi nhánh đến 31/12/2016: 8,522,000 triệu đồng, tăng 2.885.000 triệu đồng so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng: 51,2%.
Biểu đồ 2.2: Thị phần tín dụng năm 2016 của VietinBank Gia Lai
Qui mô dư nợ của VietinBank Gia Lai đến cuối năm 2016 chiếm 15,9% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, tăng 1,8% so với năm 2015, xếp vị trí thứ tư
27.1% 16.1% 21.5% 15.9% 7.1% 12.3% BIDV VIETCOMBANK AGRIBANK VIETINBANK NHCS XÃ HỘI CÁC NHTM KHÁC
so với các NHTM khác trên địa bàn.
Bảng 2.3: Số liệu dư nợ của Chi nhánh theo cơ cấu thời gian vay và hình thức bảo đảm tiền vay
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Cơ cấu theo thời gian vay
2,579,300 3,395,980 4,440,000 5,637,000 8,522,000
Cho vay ngắn hạn 1,882,889 2,377,186 3,108,000 3,889,530 5,454,080 Cho vay trung, dài
hạn 696,411 1,018,794 1,332,000 1,747,470 3,067,920
Cơ cấu theo hình thức bảo đảm tiền vay
2,579,301 3,395,980 4,440,000 5,637,000 8,522,000
Cho vay có TSBĐ 2,514,818 3,297,497 4,320,120 5,428,431 8,257,818 Cho vay không
TSBĐ 64,483 98,483 119,880 208,569 264,182
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai
Cơ cấu dư nợ cho vay chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản ở mức thấp. Dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đến cuối năm 2016: 264,182 triệu đồng, chiếm 3,1%/tổng dư nợ, giảm 0,6% so với năm 2015. Dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm hiện nay chủ yếu là cho vay ngắn hạn đối với các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại hàng tiêu dùng và cho vay tiêu dùng CBCNV, phát hành thẻ tín dụng
quốc tế.
Dư nợ cho vay trung và dài hạn đến 31/12/2016: 3,067,920 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36%/tổng dư nợ, tăng 5% so với đầu năm. Dư nợ cho vay trung, dài hạn cao chủ yếu là dư nợ cho vay đầu tư các dự án thủy điện như Thủy điện Sê San 3, Thủy điện Sê San 3A, Thủy điện Ry Ninh II, Thủy điện Hoàng Anh Thanh Hóa… các dự án BOT Quốc lộ 14, dự án đầu tư khách sạn và một số dự án đầu tư khác đã được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam phê duyệt.
Về cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế: Chi nhánh tiếp tục mở rộng đầu tư vốn cho hộ sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm nâng cao chênh lệch lãi suất và phân tán rủi ro. Đặc biệt là đã mở rộng tín dụng đối với cá nhân và hộ sản xuất kinh doanh, thể hiện qua dư nợ và tốc độ tăng trưởng nhanh và tăng đều qua các năm.
*Chất lượng tín dụng:
Bảng 2.4: Chất lượng tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2012 – 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nợ nhóm 1 2.579.300 3.392.720 4.395.600 5.637.000 8.308.950
Nợ nhóm 2 0 0 1.500 0 4.660
Nợ xấu 0 3.260 2.500 0 15.770
Tổng 2.579.300 3.395.980 4.440.000 5.637.000 8.522.000
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai
Luôn kiên định với mục tiêu ngay từ ban đầu: tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững. Chi nhánh đã thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, kịp thời xử lý các khoản nợ nhóm 2 phát sinh, kiên quyết xử lý các khách hàng thiếu thiện chí trả nợ.
thấp, năm 2016 tỷ lệ này là 0,18%, thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống VietinBank là 0,73%/dư nợ tín dụng và thấp hơn mức bình quân toàn ngành.
* Các hoạt động kinh doanh khác:
Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng truyền thống, chi nhánh cũng rất chú trọng đến việc phát triển thị phần các hoạt động dịch vụ ngân hàng với các sản phẩm ngân hàng hiện đại như Ipay, home banking, internet banking… kinh doanh đa năng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, phát hành thẻ ATM, thẻ TDQT…
* Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của VietinBank Gia Lai giai đọan 2012- 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
1. Thu nhập 596.281 742.126 693.190 885.350 993.789 Trong đó: Thu dịch vụ ngân
hàng 7.215 9.425 11.299 13.900 16.000
2. Chi phí 527.331 661.423 601.431 749.135 806.516 3. Lợi nhuận (đã trích DPRR) 68.950 80.703 91.759 136.215 187.273
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai
Qua bảng tổng kết hoạt động kinh doanh của VietinBank Gia Lai cho thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tập thể Chi nhánh nỗ lực đạt được những kết quả đáng khích lệ, vượt mức kế hoạch NHCT VN đề ra. Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn chú trọng cải thiện các loại dịch vụ và chất lượng hoạt động để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Kết thúc năm 2016, VietinBank Gia Lai đã vinh dự nhận được các giải thưởng, danh hiệu: Chi nhánh hoàn
thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ năm 2016, xếp loại chi nhánh xuất sắc dẫn đầu bán lẻ câu lạc bộ 4.000 tỷ, xếp loại Chi nhánh xuất sắc bán bảo hiểm phi nhân thọ, top bốn chi nhánh có tốc độ tăng trưởng dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp cao nhất, hai phòng giao dịch xuất sắc có tốc độ tăng trưởng cao nhất và quy mô lớn nhất khu vực.
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG