8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.3 Đối với các Doanh Nghiệp Lớn
Sự phát triển của các DNL là một nhân tố quan trọng để phát triển nền kinh tế của đất nước và tạo mối quan hệ lâu dài với ngân hàng, đôi bên cùng có lợi. Bản thân các DNL cũng phải tự nâng cao năng lực và hoàn thiện mình để có thể đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế thị trường ngày càng mở cửa. Do vậy, DNL cũng cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
DNL cần nâng cao năng lực quản trị và năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh trên thị trường của mình. Doanh nghiệp cần xác định chiến lược dài hạn trong kinh doanh của mình để có thể đưa ra những hoạch định cụ thể trong từng thời điểm. Hàng năm, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, có cơ sở, điều này giúp cho doanh nghiệp dự tính những điều cần làm và dự kiến những khó khăn trở ngại phát sinh, từ đó vạch ra đường hướng rõ ràng, phù hợp với mục tiêu đề ra. Thông qua bảng kế hoạch kinh doanh, ngân hàng có thể đánh giá doanh nghiệp, xác định được số vốn doanh nghiệp cần vay, lợi nhuận doanh nghiệp có thể đạt được, từ đó giảm rủi ro cho ngân hàng.
Minh bạch hoạt động kinh doanh, tài chính, sử dụng hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn mực và quy định của Nhà nước, giúp cho việc quản lý tốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh và củng cố niềm tin đối với ngân hàng khi quyết định cho vay.
Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các cam kết với ngân hàng trong quan hệ cho vay. Doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích, có ý thức thực hiện việc thanh toán nợ gốc, lãi cho ngân hàng, cung cấp cho ngân hàng đầy đủ chứng từ chứng minh sử dụng vốn vay của khách hàng… và sử dụng vốn vay hiệu quả để có thể hoàn trả ngân hàng đầy đủ
gốc, lãi.
Tăng cường khả năng tự tài trợ và khai thác các nguồn vốn khác. Nhằm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp. Ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, đầu tư thêm cơ sở vật chất, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng đáp ứng những yêu cầu về vốn chủ sở hữu, tài sản bảo đảm khi vay vốn ngân hàng.
Nâng cao trình độ nguồn lực trong doanh nghiệp: bao gồm cả đội ngũ lao động và quản lý doanh nghiệp và được xem là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Các DNL tăng cường đào tạo, đào tạo lại dưới nhiều hình thức: Tham gia các khóa học cơ bản, đào tạo, bồi dưỡng, truyền nghề trực tiếp, tham gia Hội thi tay nghề…Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của thị trường.
Kết luận chương 3
Từ thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay đối với DNL tại VietinBank Gia Lai trong thời gian qua, Chương 3 đã nêu được định hướng phát triển của nhà nước, định hướng kinh tế - xã hội Tỉnh Gia Lai, định hướng phát triển của VietinBank nói chung và VietinBank Gia Lai nói riêng, trong đó có định hướng chỉ đạo đối với hoạt động cho vay và phòng ngừa rủi ro trong cho vay đối với khách hàng DNL. Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng DNL tại VietinBank Gia Lai, chương 3 đưa ra một số giải pháp cụ thể để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đối với khách hàng DNL, đảm bảo phát triển hoạt động cho vay bền vững và an tòan. Bên cạnh đó, chương ba cũng đề xuất các kiến nghị đối với Chính Phủ, NHNN, và các cơ quan ban ngành có liên quan và cả các khách hàng DNL để cùng VietinBank Gia Lai đồng hành cùng hạn chế rủi ro trong cho vay, ổn định tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn cũng như trong cả nước.
KẾT LUẬN
Cho vay DNL đã luôn luôn là đối tượng khách hàng mục tiêu và trọng điểm, đem lại lợi nhuận cao cho các NHTM. Với tầm ảnh hưởng rộng rãi trên nhiều khía cạnh, nhiều ngành nghề, rủi ro trong cho vay đối với khách hàng DNL ngày càng trở thành vấn đề đáng quan tâm hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc chú trọng và quan tâm đến công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng DNL có vai trò quan trọng không đảm bảo an toàn cho các NHTM, mà còn hỗ trợ DNL phát triển và thực hiện vai trò điều tiết, phát triển kinh tế thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ. Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực DNL trong nền kinh tế đồng thời đánh giá những tác động của những diễn biến phức tạp của thị trường kinh tế trong nước và thế giới ảnh hưởng đến các DNL, VietinBank Gia Lai ý thức được ý nghĩa của việc phát triển và nâng cao chất lượng của các biên pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro đối với hoạt động cho vay khách hàng DNL.
Trong thời gian qua, VietinBank Gia Lai đã nỗ lực cải thiện, tăng cường công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro từ những khâu thẩm định, giám sát trước và sau khi cho vay, và đã đạt được những kết quả nhất định, như mức nợ xấu thấp, nợ quá hạn hầu như không có nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng dư nợ cho vay DNL trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều điểm hạn chế được hoàn thiện, thể hiện ở các khỏan nợ có vấn đề, gồm cả nợ xấu và nợ cơ cấu.
Để mở rộng và nâng cao chất lượng của hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay DNL cần sự phối hợp đồng bộ từ bản thân VietinBank Gia Lai, của cả hệ thống Ngân hàng Thương mại, NHNN và các cấp, ban ngành Nhà nước, địa phương liên quan, nhằm xây dựng một môi trường giám sát cho vay DNL lành mạnh hiệu quả, vừa hạn chế được rủi ro trong cho vay nhưng vẫn tạo lực đẩy cho sự phát triển các DNL và cho toàn bộ nền kinh tế. Hướng tới xây dựng thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Bằng những nỗ lực của cả hệ thống đó chắc chắn chất lượng của hoạt động phòng ngừa và hạn
chế rủi ro trong cho vay DNL nói riêng và nghiệp vụ tín dụng DNL nói chung của VietinBank Gia Lai sẽ ngày càng được nâng cao.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả mong nhận được ý kiến của những người đọc quan tâm để có thể hoàn thiện luận văn ở mức cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.
2. Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ. 3. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
4. Quyết định số 22/VBHN-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 04/06/2014.
5. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. 6. Tạp chí Sài Gòn đầu tư.
7. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2016.
Tài liệu từ các trang website
8. www.irs.gov 9. ec.europa.eu 10. www.wipo.int