Từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 74 - 76)

7. Bố cục của đề tài

2.5.2.2 Từ phía doanh nghiệp

Trình độ quản lý tài chính thấp, cơ cấu tổ chức không chặt chẽ

Trình độ quản lý tài chính thấp nên không đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng. Khi vay vốn ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều này vượt quá năng lực của nhiều DNNVV. Ngân hàng yêu cầu báo cáo về mức độ tin cậy tín dụng, báo cáo tài chính của doanh nghiệp… nhưng báo cáo của hầu hết các DNNVV lại không đáng tin cậy.

Các dự án của doanh nghiệp nhiều khi không tính toán đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố như: chi phí đầu tư, theo công nghệ nào, thị trường nào, thời gian triển khai, hiệu quả của dự án ra sao… nên làm mất nhiều thời gian bổ sung, phê duyệt dự án, cũng như làm ảnh hưởng đến thời gian của ngân hàng trong việc kiểm tra, thẩm định dự án đầu tư hoặc phương án và ra quyết định đầu tư. Trên thực tế, khả năng lập dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất của hầu hết các DNNVV còn yếu, mang tính hình thức nên không thuyết trình được tính khả thi để có thể vay vốn từ ngân hàng.

Mặt khác, hầu hết các DNNVV không có cơ cấu bộ máy tổ chức, hoặc cơ cấu tổ chức không rõ ràng, chặt chẽ, không có phòng ban chuyên trách, các nhân viên thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc nhiệm vụ khác nhau, thiếu chuyên môn hóa trong việc phân công công việc

Doanh nghiệp thiếu vốn tự có, thiếu tài sản bảo đảm

Khó khăn lớn nhất DNNVV là không đủ tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng. Hầu hết các DNNVV cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tình hình tài chính chưa ổn định, vốn tự có thấp, vốn điều lệ chỉ mang tính ảo,…nên chưa đủ tín nhiệm để ngân hàng áp dụng biện pháp cho vay không có tài sản bảo đảm. Vì vậy, mặc dù có

nhu cầu vay vốn nhưng nhiều doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp hoặc có tài sản nhưng lại thiếu giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản đó.

Tài sản của DNNVV đa phần gồm bất động sản (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, công trình gắn liền với đất,…) và động sản (phương tiện giao thông, máy móc thiết bị,…). Tuy nhiên, khi dùng làm tài sản bảo đảm cấp tín dụng thì được ngân hàng định giá không cao, mức cấp tín dụng thấp do việc áp dụng tỷ lệ khấu hao, động sản bị xuống cấp, giá trị còn lại thấp,…

Hạn chế trong việc cung cấp thông tin và lập báo cáo tài chính

DNNVV chưa thực hiện hoạt động kế toán thống kê một cách nghiêm túc và đúng pháp luật, công tác hạch toán kế toán chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, nhiều khi mang tính gia đình. Chế độ kiểm toán bắt buộc đã được đưa vào áp dụng ở nhiều doanh nghiệp nhưng chưa có quy định bắt buộc kiểm toán đối với loại hình DNNVV. Trên thực tế DNNVV cũng không muốn sử dụng dịch vụ kiểm toán bởi tính chất nhỏ lẻ, công tác kế toán của DNNVV rất đơn giản, lại thường được quản lý theo kiểu gia đình, tin tưởng lẫn nhau, nên các doanh nghiệp không muốn bỏ ra chi phí lớn để thuê kiểm toán. Vì vậy tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trên giấy tờ và thực tế có nhiều khoảng cách, không phản ánh chính xác tình trạng hiện có của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn và thiếu tin tưởng khi tiến hành thẩm định xét duyệt cho vay vốn.

Tâm lý tránh thuế còn tồn tại trong hầu hết các doanh nghiệp gây ảnh hưởng không nhỏ cho ngân hàng khi ra quyết định cấp tín dụng

+ Việc khai báo doanh thu – lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp trên các báo cáo tài chính cung cấp cho cơ quan thuế không trung thực, nhằm tránh thuế nên đã dẫn đến các chỉ số tài chính trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để giải quyết cấp tín dụng của ngân hàng không đảm bảo.

+ Vấn đề đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp cũng chưa thật sự khách quan và trung thực. Đa phần để tránh thuế, các doanh nghiệp mà nhiều nhất là doanh nghiệp tư nhân thường kê khai nguồn vốn kinh doanh rất thấp so với thực tế theo quy mô của doanh nghiệp. Kết quả là cơ cấu tài chính thể hiện trên các báo cáo tài chính không lành mạnh. Trường hợp này ngân hàng khó có thể quyết định cấp tín dụng với số lượng lớn. Ngược lại, cũng có một số ít doanh nghiệp lại kê khai đăng ký vốn kinh doanh lớn hơn rất nhiều so với thực tế. Đối với những trường hợp

này nếu không phân tích kỹ, ngân hàng sẽ không thể nhận biết được năng lực thực sự của doanh nghiệp, dẫn đến nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng.

Hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều rủi ro, tiềm lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh kém

Tình hình sản xuất kinh doanh của DNNVV thường không ổn định. Do khả năng hoạch định kinh doanh kém nên nhiều DNNVV không xác định đúng hướng kinh doanh, gây thất thoát tài sản dẫn đến thua lỗ, mất khả năng thanh toán tiền vay. Bên cạnh đó còn tồn tại một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp, buôn lậu, lừa đảo, trong quá trình kinh doanh thường chiếm dụng vốn của các đối tác kinh doanh, đến khi mất khả năng thanh toán thì lừa đảo ngân hàng, giả mạo giấy tờ xin vay vốn rồi bỏ trốn…. Vì vậy đã tạo nên ấn tượng không tốt về đối tượng khách hàng này.

Năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của các DNNVV chưa cao, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp.

Khả năng phát triển ngành nghề, đa dạng hóa các sản phẩm còn thấp, khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn còn khó khăn, thị trường tiêu thụ ít, khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra còn nhiều khó khăn, thiếu cơ chế bảo hộ, thiếu tính ổn định,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)