7. Bố cục của đề tài
2.2.1 Những đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển
kinh tế xã hội
Trong các loại hình doanh nghiệp, thì DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế nước ta. Theo đó loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo. Cụ thể về lao động, hằng năm tạo thêm việc làm cho nửa triệu lao động mới, sử dụng khoảng 51% lao động xã hội, đóng góp hơn 40% GDP, 30% ngân sách nhà nước,
33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, giữ vai trò nòng cốt trong giải quyết vấn đề an sinh xã hội.
Các DNNVV đã góp phần đáng kể nguồn cân đối ngoại tệ thông qua xuất khẩu, khôi phục và giữ gìn, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, bước đầu tham gia vào quá trình hình thành mối liên kết DNNVV với các doanh nghiệp lớn.
Sự phát triển của DNNVV sau gần 30 năm đổi mới là hết sức to lớn, dù quy mô nhỏ nhưng hiệu quả đầu tư cao hơn rất nhiều so với các DN Nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Để tạo 1 đơn vị GDP, khu vực kinh tế tư nhân (trong đó DNNVV chiếm trên 97,5%) chỉ cần 3,74 đơn vị đầu tư, trong khi khu vực Nhà nước cần 8,28 đơn vị và DN có vốn đầu tư nước ngoài cần 4,99 đơn vị. Doanh thu trên tổng tài sản khu vực tư nhân cũng cao hơn các khu vực khác. Trong khi khu vực tư nhân có số vốn 1 tỷ đồng tài sản tạo ra 1,18 tỷ đồng doanh thu thì khu vực DN Nhà nước chỉ tạo ra 0,8 tỷ đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 0,89 tỷ đồng.