Chất lượng dạy nghề và Kiểm định chất lượng dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 25 - 27)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Chất lượng dạy nghề và Kiểm định chất lượng dạy nghề

1.2.4.1. Chất lượng dạy nghề

Quan niệm về chất lượng dạy nghề: Trong hệ thống đào tạo cũng như hệ thống dạy nghề, chất lượng là vấn đề trừu tượng, phức tạp, đa chiều. Đối với các CSDN thì chất lượng chính là mức độ phù hợp với mục tiêu của chất lượng đào tạo. Đó cũng là thương hiệu, là lý do để tồn tại, để cạnh tranh và phát triển trong môi trường đào tạo đầy biến động. Vì vậy trong quản lý dạy nghề thì chất lượng đào tạo phải được đánh giá và kiểm định; không phải ngẫu nhiên mà người ta khẳng định rằng: “QLCL dạy nghề sẽ là cách quản lý mới trong tương lai - trong đó kiểm định chất lượng dạy nghề giữ vai trò cực kì quan trọng” (Trích trong trang 8 tài liệu đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề - Tổng cục dạy nghề Bộ LĐTBXH tháng 5 năm 2012)

1.2.4.2. Kiểm định chất lượng dạy nghề

- Kiểm định được xác định là: “một quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát đánh giá các cơ sở giáo dục đại học và

cao đẳng và các ngành đào tạo đại học nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng” (CHEA, [dẫn theo 25]).

- Kiểm định chất lượng là: “một quá trình đánh giá ngoài nhằm đưa ra một quyết định công nhận một cơ sở giáo dục đại học hay một ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học đáp ứng các chuẩn mực qui định” (SEAMEO [dẫn theo 20]).

Để có được cách hiểu thống nhất về nội dung của các từ ngữ: TKĐ-CLDN; KĐCLDN; KĐCL cơ sở dạy nghề; KĐCL chương trình dạy nghề. Tại Quyết định số 01/2008/QĐ - BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về việc Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường trung cấp nghề và QĐ số 08/2008/QĐ - BLĐTBXH ngày 25-3-2008 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về việc ban hành Quy định về quy trình KĐCLDN giải thích như sau:

- Kiểm định chất lượng dạy nghề: KĐCLDN là hoạt động đánh giá của đoàn KĐCLDN do Tổng cục Dạy nghề thành lập nhằm xác định điều kiện đảm bảo mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề của CSDN hoặc chương trình dạy nghề, căn cứ vào hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành.

- Tự kiểm định chất lượng dạy nghề: TKĐ-CLDN là hoạt động tự đánh giá của chính CSDN căn cứ vào hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCLDN do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành để chỉ ra các mặt mạnh, mặt tồn tại, từ đó xây dựng kế hoạch và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu dạy nghề đề ra. (Trích trong trang 15 tài liệu Đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề - Tổng cục dạy nghề Bộ LĐTBXH tháng 5 năm 2012).

- Kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề: KĐCL CSDN là hoạt động

KĐCLDN hàng năm đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

- Kiểm định chất lượng chương trình dạy nghề: KĐCL chương trình dạy nghề là hoạt động đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung dạy nghề của chương trình đào tạo một nghề cụ thể.

- Tiêu chí kiểm định: Là các nội dung, yêu cầu mà trường trung cấp nghề phải đáp ứng để hoàn thành mục tiêu đề ra. Mỗi tiêu chí kiểm định có các tiêu chuẩn kiểm định cụ thể.

- Tiêu chuẩn kiểm định: Là mức độ yêu cầu và điều kiện cần thực hiện ở một thành phần cụ thể của tiêu chí kiểm định được dùng làm chuẩn để đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng. Mỗi tiêu chuẩn kiểm định có 3 chỉ số.

- Chỉ số (chỉ báo): Là mức độ yêu cầu và điều kiện về một khía cạnh cụ thể

của tiêu chuẩn kiểm định.

- Điểm chuẩn: Là tổng điểm tối đa quy định cho mỗi tiêu chí kiểm định.

- Điểm đánh giá: Là điểm của mỗi tiêu chuẩn kiểm định cụ thể, tùy thuộc vào mức độ đạt được của tiêu chuẩn kiểm định đó. Điểm đánh giá được tính theo thang điểm.

- Các cấp độ của kết quả kiểm định: Kết quả KĐCL CSDN được chia theo

ba cấp độ sau.

+ Cấp độ 1: Cơ sở dạy nghề có tổng số điểm của các tiêu chí đạt dưới 50% hoặc từ 50 đến dưới 80% nhưng không đủ điều kiện để xếp ở cấp độ 2;

+ Cấp độ 2: Cơ sở dạy nghề có tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 50% đến dưới 80% và các điểm đánh giá của từng tiêu chí phải đạt từ 50% trở lên số điểm tối đa hoặc 80% trở lên nhưng không đủ điều kiện để xếp ở cấp độ 3;

+ Cấp độ 3: Cơ sở dạy nghề có tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80% trở lên và các điểm đánh giá của từng tiêu chí phải đạt từ 50% trở lên số điểm tối đa, trong đó ba tiêu chí sau: giáo viên và cán bộ quản lý; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học phải đạt từ 80% trở lên số điểm tối đa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)