Đánh giá công tác quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 54 - 57)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Đánh giá công tác quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định chất

lượng trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên

2.4.3.1. Đánh giá công tác quản lý hệ thống thông tin

Điểm mạnh:

- Qua quá trình tự kiểm định mỗi thành viên trong nhà trường đều biết công việc của mình và những người liên quan hiểu thế nào là chất lượng dạy nghề và nhờ đó biết chủ động không ngừng nâng cao chất lượng công việc của mình và góp phần quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCLDN.

- CSDN đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề trong từng giai đoạn, giúp CSDN tiếp tục có những định hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Điểm yếu:

- Nhiều cán bộ, giáo viên chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng về công tác KĐCLDN, nên chưa có ý thức, trách nhiệm trong công tác TKĐ - CLDN.

- CSDN chưa xác định được mức độ thực hiện chất lượng, nội dung dạy nghề trong từng giai đoạn TKĐ - CLDN.

Hướng khắc phục:

- Hiệu trưởng, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu và các cán bộ chủ chốt nhất thiết phải quán triệt rõ vai trò và ý nghĩa của KĐCLDN từ đó đánh giá chính xác công tác dạy nghề tại cơ sở.

- Tổ chức các lớp tập huấn tự kiểm định cho cán bộ, giáo viên của CSDN để mọi thành viên nhận thức rõ tầm quan trọng công tác KĐCLDN từ đó có ý thức, trách nhiệm hơn trong công tác kiểm định tại CSDN.

- Hội đồng kiểm định kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý, thu thập, phân tích thông tin, viết báo cáo kiểm định.

2.4.3.2. Triển khai thu thập thông tin và thống kê số liệu

- Lập danh mục và phân công tìm minh chứng cho phù hợp với đối tượng và điều kiện. Thông qua các minh chứng đã gợi ý cho từng tiêu chí đã được liệt kê trong bản hướng dẫn tự đánh giá, có thể lập danh sách minh chứng và phân công tìm minh chứng theo các phòng ban chức năng, theo trách nhiệm quản lý được phân công phù hợp với nguồn minh chứng. Cần phân công theo trưởng phó phòng ban để có trách nhiệm thực hiện.

- Tổ chức thống kê số liệu khoa học, chính xác và đúng hạn: Tổ chức thống kê số liệu theo các bảng biểu yêu cầu một cách khẩn trương để còn lấy số liệu viết báo cáo tự đánh giá.

Điểm mạnh:

- Các danh mục và phân công tìm minh chứng theo các phòng, khoa chức năng. - Thống kê số liệu theo bảng biều thuận tiện cho việc lấy số liệu và viết báo cáo.

Điểm yếu:

- Một tiêu chí thì có khi minh chứng liên quan đến nhiều phòng, khoa khác nhau nên việc thu thập gặp nhiều khó khăn.

Hướng khắc phục:

- Thống kê các tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số nào minh chứng giống nhau thì yêu cầu các phòng, khoa đều phải thu thập và đánh chung 1 mã.

- Ban thư ký xây dựng mấu bảng biểu, báo cáo thống nhất trong toàn đơn vị. Tóm lại để đánh giá công tác quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định chất lượng cán bộ tự kiểm định cần đặt ra những câu hỏi đánh giá như sau:

Ví dụ: Những câu hỏi hướng dẫn nghiên cứu phân tích văn bản, hồ sơ + Đây là loại văn bản gì? Ai phát hành?

+ Tính pháp lý và hiệu lực của văn bản này?

+ Văn bản, tài liệu này có nội dung phù hợp, đáp ứng nội hàm 1 tiêu chuẩn/ nhiều tiêu chuẩn nào đó?

+ Văn bản này có thể là minh chứng tốt cho những chỉ báo/tiêu chuẩn nào? + Văn bản được viết cho đối tượng nào?

***

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý thông tin tự kiểm định ở các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên nói riêng, có thể rút ra được những kết quả như sau:

- Từng bước nâng cao nhận thức mục đích, vai trò của cán bộ quản lý nhà trường về công tác tự kiểm định.

- Đổi mới công tác lập kế hoạch tự kiểm định.

- Cán bộ, giáo viên được tham gia tập huấn kiểm định còn thiếu và yếu, tuy có kinh nghiệm giảng dạy và quản lý trường học, nhưng lại thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quá trình kiểm định.

- Tăng cường quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL.

- Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình kiểm định tuy đã được ban hành, nhưng phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để phù hợp hơn với đặc thù các CSDN.

Từ những kết quả nghiên cứu trên cần và có thể đưa ra các biện pháp khắc phục các hạn chế trên.

CHƯƠNG 3.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)