Cải tiến các phương pháp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 69 - 74)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Cải tiến các phương pháp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin

Phù hợp yêu cầu các tiêu chuẩn tự kiểm định, kiểm tra đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn.

3.2.4.1. Mục tiêu

Nhằm nâng cao hiệu quả, đánh giá chính xác các tiêu chí, tiêu chuẩn của KĐCL CSDN.

Kiểm tra đánh giá nghiêm túc, khách quan giúp CSDN nhận ra điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó có hướng khắc phục.

Kiểm tra đánh giá là nhân tố quan trọng trong quá trình tự kiểm định và kiểm định của trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, sự đánh giá kết quả tự kiểm định giúp cho Ban giám hiệu nhà trường xác định:

- Xác định mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề của trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên trong giai đoạn nhất định.

- Giúp nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

3.2.4.2. Nội dung thực hiện, cách thức thực hiện

* Nội dung thực hiện

Hội đồng kiểm định Trường Trung cấp nghề Nam thái Nguyên cần tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn và hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm định. Thống nhất cách đánh giá, nội dung, hình thức, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân cụ thể.

Hội đồng kiểm định tổ chức kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện. * Cách thức thực hiện

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên nghiên cứu Thông tư số 42/2011/TT- BLĐTBXH, ngày 27 tháng 11 năm 2011 quy định về quy trình thực hiện KĐCLDN.

Nghiên cứu hướng dẫn tìm minh chứng tự kiểm định trường trung cấp nghề. Các chỉ số thuộc định tính, định lượng hoặc vừa định tính và định lượng trong hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCL trường trung cấp nghề. Hệ thống này có 9 tiêu chí, 50 tiêu chuẩn, 150 chỉ số (mỗi tiêu chuẩn có 3 chỉ số).

Theo thống kê khảo sát 30 kiểm định viên thì trong 150 chỉ số của hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề có đến 60,436% thuộc định giá định lượng, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng dạy nghề phải được đo lường cụ thể và có 27,206% thuộc đánh giá vừa định tính và định lượng, có nghĩa là bên cạnh những minh chứng định lượng còn phải được làm sáng tỏ bằng các công cụ đánh giá định tính và chỉ có 12,358% thuộc đánh giá định tính, đây là những minh chứng cần phải có những công cụ và phương pháp đánh giá tương ứng để lượng hoá những nội dung thuộc đính tính. Có nghĩa là:

- Có 60,436% + 27,206% = 87,642% chỉ số được sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản, hồ sơ; phương pháp Phân tích các thông tin và minh chứng thu được; phương pháp Phân tích dữ liệu thống kê để phân tích và xử lý minh chứng.

- Có 27,206% + 12,358% = 39,564% chỉ số được sử dụng Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu, bảng hỏi; Phương pháp quan sát;

Phương pháp Phân tích các dữ liệu thống kê để phân tích và xử lý minh chứng. Từ đó đưa ra nội dung và cách thức thực hiện trong quá trình kiểm định.

Hướng dẫn các phương pháp quản lý thu thập, xử lý và cung cấp thông tin:

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ:

Phương pháp nghiên cứu văn bản, hồ sơ là một trong những phương pháp quản lý thu thập thông tin quan trọng nhất thường được dùng trong tự kiểm định chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường.

Nghiên cứu văn bản, hồ sơ là xem xét có hệ thống các tài liệu dưới dạng văn bản viết như các văn bản qui phạm pháp luật, kế hoạch, biên bản, báo cáo, hồ sơ … nhằm cung cấp thông tin cho quá trình tự kiểm định.

Nghiên cứu phân tích văn bản được thực hiện nhằm mục đích phân loại, sắp xếp, kiểm định và lựa chọn văn bản cho phù hợp với mục đích thông tin của người sử dụng, chứ không đơn thuần chỉ để nắm được nội dung văn bản.

Giúp xác định những văn bản nào có nội dung phù hợp để được coi là minh chứng tốt cho một chỉ số hay tiêu chuẩn nào đó.

Việc nghiên cứu phân tích văn bản hồ sơ… để xác định liệu nó có thể là một minh chứng tốt cho một chỉ số thuộc tiêu chuẩn nào đó hay không? Cần bám sát, so sánh với nội dung các chỉ số, các từ khoá chỉ nội hàm của tiêu chuẩn.

Các bước tiến hành nghiên cứu hồ sơ

Bước 1: Xác định tên văn bản, kiểu loại tài liệu, hồ sơ cần thu thập, nơi có thể thu thập.

Bước 2: Đọc nội dung văn bản, xác định mức độ tin cậy của văn bản, tìm các câu/ phần/ nội dung cần thiết đáp ứng các yêu cầu nêu trong chỉ báo của từng tiêu chuẩn… ghi những nhận xét ở những chỗ quan trọng.

Bước 3: Nghiên cứu lại văn bản, xác định các đoạn phù hợp để trích dẫn, bình luận.

Bước 4: Trao đổi trong nhóm, để xác định liệu văn bản đó có phải là mục đích tìm những bằng chứng, loại bỏ các mâu thuẫn.

Phương pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được kết hợp với các phương pháp khác như phỏng vấn cá nhân/ thảo luận nhóm và quan sát.

Phương pháp quan sát

Quan sát là sự viếng thăm hiện trường, xem xét tận mắt… một hoạt động nào đó: Ví dụ dự giờ một tiết học, thăm xưởng thực hành, phòng thực nghiệm, phòng máy tính, phòng thư viện, phòng y tế…

- Giúp thẩm tra lại các số liệu, thẩm tra lại minh chứng/ chứng cứ giúp hiểu rõ tình trạng, hiệu qủa hoạt động.

- Mang tính phiến diện và chủ quan cao.

Các bước tiến hành quan sát

Bước 1: Xác định mục đích, đối tượng quan sát - Xác định các hoạt động cần quan sát

- Xác định các nội dung và các phát hiện cần tìm, cần thẩm tra Bước 2: Chuẩn bị các công cụ

- Máy ảnh, máy quay, giấy bút… - Phiếu ghi các kết quả quan sát Bước 3: Xem xét hiện trường

- Xem xét các tài liệu, trang thiết bị… VD: lịch hoạt động hàng tuần, sổ nhật ký sử dụng , biên bản bảo dưỡng thiết bị…

- Xem các góp ý của GV/HS phòng thực hành … - Trực tiếp quan sát: thao tác thật trên thiết bị

Bước 4: Trao đổi trong nhóm, mục đích tìm những bằng chứng, loại bỏ các mâu thuẫn.

Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn định tính là sử dụng những câu hỏi mở để thu thập thông tin từ các cá nhân/ nhóm, nhằm thẩm định minh chứng, hoặc thu thập thông tin cho quá trình tự kiểm định (VD: phỏng vấn hiệu trưởng về kế hoạch chiến lược của trường; phỏng vấn trưởng phòng tổ chức về quy trình tuyển lựa giáo viên, kiểm định giáo viên …).

Tuy nhiên phương pháp này nặng tính chủ quan, dễ phiến diện (nếu chọn đối tượng phỏng vấn không đúng), không thực hiện được với nhiều đối tượng như điều tra bằng bảng hỏi .

Các bước tiến hành phỏng vấn

Bước 1. Chuẩn bị:

- Chọn đối tượng phỏng vấn, hình thức phỏng vấn

- Xác định mục tiêu, nội dung (những vấn đề cần làm rõ) - Chuẩn bị các câu hỏi

- Chuẩn bị địa điểm

- Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ (VD: máy ghi âm…)

Bước 2: Giới thiệu bản thân và mục đích phỏng vấn (để đối tượng yên tâm cung cấp thông tin)

Bước 3: Khẳng định với đối tượng rằng thông tin sẽ được giữ bí mật (giải thích rõ cách làm)

Bước 4: Giải thích tầm quan trọng của những thông tin đối tượng sẽ cung cấp Bước 5: Xin phép ghi âm hoặc ghi chép thông tin

Bước 6: Hỏi các câu hỏi thuộc nội dung nghiên cứu (sử dụng bảng câu hỏi mở có sẵn và hỏi thêm những câu hỏi khác)

Bước 7: Kết thúc phỏng vấn, cám ơn, trả lời các câu hỏi của người được phỏng vấn

Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu, bảng hỏi

Điều tra khảo sát bằng bảng hỏi là thiết lập một hệ thống các câu hỏi dưới dạng văn bản viết và xác định các mức độ kiểm định, thủ tục cho điểm, hướng dẫn và cách xử lý phân tích số liệu …

Các bước tiến hành tiến hành khảo sát

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu điều tra khảo sát bằng phiếu, bảng hỏi: Bước 2: Xác định rõ đối tượng

- Phiếu, bảng hỏi này được thiết kế cho đôi tượng nào? - phiếu, bảng hỏi này được làm với cá nhân hay nhóm?

Bước 3: Xác định rõ các nội dung cần điều tra khảo sát bằng phiếu, bảng hỏi Bước 4: Viết câu hỏi cho từng nội dung cụ thể

Bước 5: Xác định các thủ tục cho điểm, lượng hoá Bước 6: Thử nghiệm phiếu, bảng hỏi trên mẫu nhỏ

Bước 8: Hoàn thiện phiếu, bảng hỏi và sử dụng nó để thu thập thông tin

Bước 9: Xử lý kết quả đưa thành các biểu bảng thống kê, bình luận về các số liệu

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Hội đồng kiểm định cung cấp tài liệu có liên quan đến công tác kiểm định cho cán bộ, giáo viên và cán bộ hướng dẫn.

Triển khai các chuẩn đánh giá đã thống nhất cho toàn thể cán bộ, giáo viên trong CSDN.

Các thành viên Hội đồng kiểm định phải có chế độ khen thưởng, kỷ luật khách quan, công bằng, nghiêm minh trong công tác tự kiểm định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)