Những thận lợi và khó khăn của việc thu thập, phân tích và xử lý minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 50 - 52)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.5. Những thận lợi và khó khăn của việc thu thập, phân tích và xử lý minh

chứng trong quá trình Tự kiểm định chất lượng dạy nghề

2.3.5.1. Thuận lợi

Năm 2014, TCDN được Bộ LĐTBXH cho phép giúp các trường xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ở tất cả khâu, trong mọi hoạt động của nhà trường mà liên quan đến quá trình đào tạo, giúp nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo. TCDN sẽ cùng với các trường nghiên cứu để hệ thống hóa, qui trình hóa làm sao cho hệ thống quản lý được tối ưu nhất. Có thể hiểu đơn giản như chúng ta đang triển khai hệ thống ISO trong hệ thống quản lý theo nguyên tắc quản lý chất lượng tổng thể.

Qua quá trình kiểm định và tự kiểm định lãnh đạo nhà trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên đã nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống thông tin và có ý thức trong việc quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định hàng năm và kiểm định. Tìm ra được những điểm mạnh, điểm tồn tại của nhà trường, qua đó giúp trường hoạch định chiến lược phát triển các nguồn lực trong từng giai đoạn, tiến tới xây dựng trường vững mạnh toàn diện, khẳng định uy tín và thương hiệu nhà trường.

Thu thập, xử lý thông tin và minh chứng để chứng minh mức độ đạt được dựa trên hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn và các chỉ số KĐCLDN của trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên.

1.3.5.2. Khó khăn

Chưa có sự hướng dẫn chỉ đạo thống nhất của Tổng cục dạy nghề về quy trình quản lý hệ thống thông tin.

Sản phẩm của việc thu thập, phân tích và xử lý minh chứng trong quá trình Tự kiểm định là bản báo cáo tự kiểm định của các cơ sở dạy nghề. Do không thực hiện tốt quá trình thu thập và xử lý minh chứng, trong thời gian qua trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên gặp phải như sau:

- Không thu thập được minh chứng mặc dù sự kiện, con người, thời gian có thật. (Ví dụ: Quyết định thành lập hội đồng sư phạm dạy nghề phải có trước quyết định thành lập trường…)

- Minh chứng thu thập được chưa đủ sức thuyết phục để chứng minh cho chỉ số đạt được, đôi khi còn mang tính chất đối phó. (Ví dụ: Chọn giáo viên, học sinh, cựu học sinh, doanh nghiệp sử dụng lao động để phỏng vấn …).

- Chưa biết thiết kế các công cụ khảo sát để điều tra, đánh giá định tính. - Chưa tổng hợp minh chứng theo lý thuyết thống kê mà chủ yếu là liệt kê. Từ đó dẫn đến trong báo cáo tự kiểm định còn những tồn tại như sau:

- Phần mở đầu trong báo cáo tiêu chí chưa tóm tắt được các nội dung chính về các tiêu chí.

- Phần mô tả các chỉ số trong tiêu chuẩn:

+ Nội dung mô tả chưa bám sát nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chuẩn. + Chưa phân tích được điểm mạnh trên thực tế so với yêu cầu của các chỉ số a, b, c. Nhận định chưa kèm theo minh chứng và lời biện luận về các minh chứng.

+ Thông tin, minh chứng chưa phù hợp với nhận định đứng trước nó.

+ Tiêu chuẩn kèm theo minh chứng không có trong bảng mã hóa minh chứng. + Các tiêu chuẩn kèm theo các minh chứng không có nội dung (mặc dù có mã hóa Minh chứng theo qui định).

+ Tồn tại thông tin chưa đáp ứng với nội hàm, nêu rõ nguyên nhân tiêu chuẩn. - Phần kế hoạch khắc phục tồn tại:

+ Kế hoạch chưa thể hiện phát huy điểm mạnh nổi bật và khắc phục tồn tại trong phạm vi từng tiêu chuẩn.

+ Kế hoạch chưa nêu thời gian và nguồn lực để thực hiện.

2.3.5.3. Hướng khắc phục về thu thập, xử lý thông tin tự KĐCL

KĐCL, tự KĐCL theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng là những công việc rất mới lạ với các cơ sở dạy nghề. Đặc biệt là cách tiếp cận tự kiểm định theo tiêu chí/ tiêu chuẩn/ chỉ số dựa trên minh chứng (cách phân tích minh chứng, viết báo cáo tiêu chí/ tiêu chuẩn/ chỉ số...). Các cơ sở dạy nghề chưa ý thức hết ý nghĩa của kiểm định chất lượng, chưa lường hết sự vất vả, tốn công, tốn sức của quá trình tự kiểm định vì thế chưa có sự đầu tư thích đáng.

Một thách thức khác đối với cơ sở dạy nghề là hoạt động tự kiểm định chưa trở thành hoạt động thường kì, không đưa vào kế hoạch năm học, do đó không tránh khỏi bị động. Các thành viên trong Hội đồng tự kiểm định thường là cán bộ quản lý hoặc là giáo viên kiêm nhiệm, bận nhiều công việc ở trường, nên không đầu tư được thời gian thoả đáng cho hoạt động tự kiểm định.

Các nhóm chuyên trách có nhiều cán bộ, giáo viên tham gia nhưng chưa được tập huấn bồi dưỡng các kĩ thuật thu thập, xử lý thông tin, minh chứng, chưa biết cách viết báo cáo tiêu chí. Thiếu sự phối hợp giữa các nhóm chuyên trách trong quá trình tự kiểm định, các buổi thảo luận chung giữa các nhóm chuyên trách, giữa các nhóm chuyên trách với Hội đồng tự kiểm định về các báo cáo tiêu chí/tiêu chuẩn còn ít.

Công tác lưu trữ dữ liệu ở trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên nhìn chung chưa thực hiện tốt. Việc điều tra khảo sát, lấy ý kiến phản hồi từ người học/người dạy/cán bộ quản lý và nhà tuyển dụng lao động chưa được tổ chức thường kỳ, với hệ thống mẫu phiếu, quy trình bài bản để tăng tính khách quan, đảm bảo giá trị chân thực của kết quả tổng hợp thống kê ý kiến để phục vụ công tác kiểm định chất lượng dạy nghề.

Hoạt động tự kiểm định đòi hỏi một quy trình triển khai thực hiện khoa học, được kiểm soát chặt chẽ. Hội đồng tự kiểm định và nhóm chuyên trách vì thiếu kinh nghiệm, nên lúng túng bị động trong chỉ đạo. Đặc biệt hiện nay Cục KĐCLDN gặp nhiều khó khăn khi xây dựng mẫu phiếu khảo sát/phỏng vấn sao cho đáp ứng đúng các yêu cầu của tự đánh giá theo các tiêu chí/tiêu chuẩn. Khi thu thập minh chứng các nhóm chuyên trách gặp nhiều khó khăn trong việc xác định mức độ phù hợp của minh chứng với nội hàm từng mức độ của mỗi tiêu chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)