Tổ chức hướng dẫn cán bộ giáo viên cách thu thập, xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 74 - 86)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Tổ chức hướng dẫn cán bộ giáo viên cách thu thập, xử lý thông tin

3.2.5.1. Mục tiêu

- Giúp cho cán bộ, giáo viên nắm vững quy trình, cách thu thâp, xử lý thông tin tự kiểm định.

- Nắm vững quy trình khảo sát thực tế, rèn các kỹ năng cần thiết khi tham gia tự kiểm định.

- Có ý thức, trách nhiệm trong quá trình thu thập, xử lý thông tin.

3.2.5.2. Nội dung thực hiện, cách thức thực hiện

Nội dung thực hiện

- Phân tích các thông tin thu được, xác định minh chứng phù hợp với từng chỉ số, tiêu chuẩn..

- Lập các biểu mẫu thống kê hướng dẫn trong cấu trúc báo cáo tự kiểm định. - Lựa chọn phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng.

Cách thức thực hiện:

a. Xác định minh chứng phù hợp với từng chỉ số, tiêu chuẩn

Căn cứ vào các chỉ số của từng tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề hoặc trung cấp nghề, tiến hành thu thập

thông tin và minh chứng, kiểm tra đối chiếu để xác định liệu minh chứng có phù hợp với nội hàm chỉ số hay không.

Làm thế nào để biết liệu từng chỉ số, từng tiêu chuẩn, tiêu chí có được kiểm định một cách trung thực chính xác, khách quan và tin cậy?

Hãy sử dụng các câu hỏi sau để kiểm tra: - Tính đầy đủ của minh chứng ?

- Tính tường minh của minh chứng ?

- Tính tương thích/ phù hợp của minh chứng ? - Tính khả thi của việc thu thập minh chứng ?

Trong quá trình thu thập thông tin và minh chứng, phải chỉ rõ nguồn gốc của chúng. Lưu giữ các thông tin, minh chứng, kể cả các tư liệu liên quan đến nguồn gốc của các thông tin và minh chứng thu được, có biện pháp bảo vệ thông tin và minh chứng đó.

b. Phân tích các thông tin và minh chứng thu được

Một số thông tin thu được phải qua xử lý mới sử dụng được, chẳng hạn các phiếu khảo sát về hiệu quả môn học, sự hài lòng của sinh viên cần được xử lý.

Với mỗi tiêu chuẩn, bắt đầu xem xét từng chỉ số, nếu có đầy đủ minh chứng thì xác nhận chỉ báo đó đạt yêu cầu. Câu hỏi cần trả lời là liệu những minh chứng cho từng chỉ số có đáng tin cậy? đã đủ chưa?

c. Các bước phân tích minh chứng

Bước 1. Đọc kỹ từng chỉ số ở mỗi tiêu chuẩn: nghiên cứu kỹ các yêu cầu đối với từng chỉ số;

Bước 2. Chọn lọc ra các minh chứng có nội hàm đáp ứng các yêu cầu của các chỉ số, trong từng tiêu chuẩn kiểm định;

Bước 3. Xem xét từng minh chứng, đối chiếu với nội hàm từng chỉ số, để nhận xét, bình luận liệu chúng có đáp ứng các yêu cầu của từng tiêu chuẩn;

Bước 4. Mã hoá các minh chứng, lập các biểu bảng thống kê theo yêu cầu ở từng tiêu chuẩn & lưu giữ minh chứng trong Hộp Hồ sơ minh chứng theo yêu cầu của từng tiêu chuẩn.

d. Phân tích các dữ liệu thống kê

Thiết lập các dữ liệu thống kê rất cần cho quá trình viết báo cáo tự kiểm định, VD: số liệu thông kê về đội ngũ giáo viên (trình độ đào tạo, các công trình nghiên cứu khoa học mà giáo viên đã tham gia, số bài báo giáo trình đã viêt...); tỷ lệ SV/GV; ...

e. Lập các biểu mẫu thống kê theo hướng dẫn trong cấu trúc báo cáo tự kiểm định

- Có bao nhiêu loại biểu bảng thống kê ở mỗi phần trong báo cáo tự kiểm định? - Mục đích của việc thiết lập các biểu bảng này? Đơn vị thống kê là gì? - Những số liệu cho các biểu bảng này có thể thu thập ở đâu ?

- Ai cung cấp nguồn số liệu thống kê ?

- Mức độ tin cậy của các số liệu thống kê này? - Thời điểm thu thập các số liệu thông kê?

Sử dụng các câu hỏi để kiểm tra các dữ liệu

- Các dữ liệu thống kê hữu ích nhất đã được đưa vào báo cáo ? - Mục đích mô tả các dữ liệu thống kê ?

- Sự tích hợp các số liệu thống kê đã phù hợp chưa?

- Phân tích số liệu thống kê này giúp gì cho việc chứng minh nhà trường đạt được các yêu cầu ở mức nào.

- Số liệu thống kê mô tả có giúp định hướng cho việc khắc phục tồn tại (phát huy điểm mạnh)?

Lựa chọn phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng

Theo quyết định số 01/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng BLĐTBXH về việc quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCL trường trung cấp nghề.

Quy định kiểm định trường trung cấp nghề gồm 9 tiêu chí, 50 tiêu chuẩn và 150 chỉ số.

Để thực hiện lựa chon phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng đối với tiêu chí 5 “Chương trình, giáo trình” của 1 trong 9 tiêu chí. Tiêu chí này được đánh giá bởi 8 tiêu chuẩn, tác giả lựa chọn tiêu chuẩn 5.1, 5.3 và 5.7 như sau:

- Nghiên cứu các văn bản tham chiếu:

VD: Điều lệ trường trung cấp nghề nếu căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ- BLĐTBXH thì không hợp lý (vì đã hết hiệu lực) mà phải căn cứ QĐ số 52/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 5 tháng 5 năm 2008 Ban hành Điều lệ mẫu trường trung cấp nghề

Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây có liên quan trực tiếp đến các tiêu chuẩn trong tiêu chí 5:

+ Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 + Luật Dạy nghề 2006.

+ Quyết định 58/ 2008/ QĐ - BLĐTBXH ngày 9/ 6/ 2008 quy định chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề.

+ Thông tư 17/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 4/6/2010 Ban hành Bảng danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

+ Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 30/12/2008 Ban hành Quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

+ 5 QĐ ban hành môn học chung; 1 Thông tư ban hành môn học chung; 48 QĐ ban hành CTK; 20 Thông tư ban hành CTK (cho 116 nghề)

+ Quyết định 14/ 2007/ QĐ - BLĐTBXH ngày 24/ 5/ 2007 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy.

+ Quyết định 52/ 2008/ QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ngày 5/ 5/ 2008 ban hành Điều lệ mẫu trường Trung cấp nghề.

- Sử sụng phương pháp nghiên cứu văn bản, hồ sơ để xác định nội dung của các văn bản trên có ảnh hưởng trực tiếp đến tiêuchí 5.

- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu, bảng hỏi và các nguyên tắc thiết kế phiếu, bảng hỏi để thiết kế các phiếu liên quan đến các tiêu chuẩn trong tiêu chí 5.

Tác giả đã thiết kế phiếu khảo sát, điều tra (Xem phụ lục 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) + Phiếu phỏng vấn giáo viên về chương trình dạy nghề.

+ Phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý và chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về chương trình dạy nghề.

+ Phiếu phỏng vấn doanh nghiệp về tính phù hợp của chương trình với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Phiếu phỏng vấn người học đã tốt nghiệp về chương trình dạy nghề. + Phiếu phỏng vấn giáo viên về giáo trình dạy nghề.

+ Phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý và chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về giáo trình dạy nghề.

+ Phiếu phỏng vấn người học đã tốt nghiệp về giáo trình dạy nghề. + Phiếu phỏng vấn người học về giáo trình dạy nghề.

Dưới đây xin mô tả cách thức thực hiện 3 tiêu chuẩn (5.1; 5.3 và 5.7)

Tiêu chuẩn 5.1: Chương trình dạy nghềcủa trường được xây dựng, điều chỉnh theo chương

trình khung của Bộ LĐTBXH, thể hiện được mục tiêu đào tạo của trường.

a) 100% chương trình dạy nghề được xây dựng, điều chỉnh theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc biên soạn lại trong 5 năm trở lại đây.

b) Có đầy đủ chương trình dạy nghề cho các nghề mà trường đào tạo.

c) Ít nhất 5 năm/lần các chương trình dạy nghề được rà soát, điều chỉnh phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Chỉ số 5.1.a): 100% chương trình dạy nghề được xây dựng, điều chỉnh theo chương

trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc biên soạn lại trong 5 năm trở lại đây.

Cách thức thực hiện như sau:

Phân tích các dữ liệu thống kê

Xác định minh chứng phù hợp với chỉ số của tiêu chuẩn:

- Danh mục các nghề đào tạo của trường.

- Các quyển chương trình dạy nghề của trường tương tứng với danh mục nghề của trường

- Các quyết định phê duyệt các chương trình dạy nghề cho tất cả các nghề đang đào tạo

- Danh mục các chương trình dạy nghề được biên soạn trong 5 năm gần đây

Sử dụng các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của minh chứng:

- Tổng số các chương trình dạy nghề của Trường?

- Số lượng các chương trình Trường xây dựng, thẩm định và phê duyệt theo chương trình khung của Bộ?

- Số lượng các chương trình do Trường tự biên soạn trong 5 năm ? Tỷ lệ %? Đánh giá chỉ số a: Đạt/ không đạt?

Chỉ số 5.1.b): Có đầy đủ chương trình dạy nghề cho các nghề mà trường đào tạo

Cách thức thực hiện như sau:

Sử dụng những phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng sau:

Phương pháp nghiên cứu văn bản, hồ sơ Phân tích các dữ liệu thống kê

Xác định minh chứng phù hợp với chỉ số của tiêu chuẩn:

-Danh mục các nghề trường đào tạo

-Danh mục các chương trình dạy nghề của Trường và chương trình kèm theo

Sử dụng các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của minh chứng:

Tổng số nghề mà trường đào tạo?

Tổng số chương trình dạy nghề cho các nghề tương ứng? Tỷ lệ %? Liệt kê danh sách các nghề.

Chỉ số 5.1.c): Ít nhất 5 năm/lần các chương trình dạy nghề được rà soát, điều chỉnh phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Cách thức thực hiện như sau:

Sử dụng những phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng sau:

Phương pháp nghiên cứu văn bản, hồ sơ Phương pháp phỏng vấn

Phân tích các thông tin và minh chứng thu được Phân tích các dữ liệu thống kê

Xác định minh chứng phù hợp với chỉ số của tiêu chuẩn:

-Danh mục các chương trình dạy nghề hiện tại của trường

-Danh mục các chương trình dạy đã được rà soát, điều chỉnh gần đây nhất. Các chương trình cụ thể kèm theo

-Các chương trình dạy nghề trước khi điều chỉnh, rà soát gần đây nhất

-Các phiếu phỏng vấn doanh nghiệp về tính phù hợp của chương trình với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (mẫu số…)

Sử dụng các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của minh chứng:

Số các chương trình dạy nghề đã được biên soạn trên 5 năm? Liệt kê danh sách các nghề.

Số các chương trình dạy nghề đã biên soạn trên 5 năm đã được rà soát, điều chỉnh? Tỷ lệ %? Liệt kê danh sách các nghề.

Phù hợp ở điểm nào?

Đánh giá chỉ số c: Đạt/ không đạt?

Tiêu chuẩn 5.3: Chương trình dạy nghề có mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập.

a) Từng chương trình dạy nghề có mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo.

b) Có quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập cho từng trình độ đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.

c) Có các ý kiến đánh giá phản biện của giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về chương trình dạy nghề.

Chỉ số 5.3.a):Từng chương trình dạy nghề có mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo

Cách thức thực hiện như sau:

Sử dụng những phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng sau:

Phương pháp nghiên cứu văn bản, hồ sơ

Phân tích các thông tin và minh chứng thu được Phân tích các dữ liệu thống kê

Xác định minh chứng phù hợp với chỉ số của tiêu chuẩn:

- Danh mục các chương trình dạy nghề của trường. - Các quyển chương trình kèm theo

- Các trang trong chương trình dạy nghề có mục tiêu được xác định rõ ràng, có quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo

Sử dụng các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của minh chứng:

Tổng số chương trình đào tạo của trường?

Số chương trình có mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo? Tỷ lệ %?

Liệt kê danh sách các chương trình có mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo

Đánh giá chỉ số a: Đạt/ không đạt?

Chỉ số 5.3.b): Có quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập cho từng trình độ

đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề

Cách thức thực hiện như sau:

Sử dụng những phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng sau:

Phương pháp nghiên cứu văn bản, hồ sơ

Phân tích các thông tin và minh chứng thu được Phân tích các dữ liệu thống kê

Xác định minh chứng phù hợp với chỉ số của tiêu chuẩn:

- Danh mục các chương trình dạy nghề của trường và các quyển chương trình kèm theo.

- Danh mục đề cương chi tiết các môđun - môn học trong từng chương trình dạy nghề.

- Các trang trong đề cương chi tiết của môđun - môn học có quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập.

Sử dụng các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của minh chứng:

Tổng số chương trình dạy nghề của trường?

Tổng số chương trình có quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập cho từng trình độ đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề? Tỷ lệ %?

Tổng số môđun - môn học trong chương trình dạy nghề của từng nghề?

Tổng số đề cương chi tiết môđun - môn học trong chương trình dạy nghề của từng nghề có quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập? Tỷ lệ %?

Liệt kê danh sách chương trình có quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập cho từng trình độ đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.

Đánh giá chỉ số b: Đạt/ không đạt?

Chỉ số 5.3.c: Có các ý kiến đánh giá phản biện của giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về chương trình dạy nghề

Cách thức thực hiện như sau:

Sử dụng những phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng sau:

Phương pháp nghiên cứu văn bản, hồ sơ Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu, bảng hỏi Phân tích các thông tin và minh chứng thu được Phân tích các dữ liệu thống kê

Xác định minh chứng phù hợp với chỉ số của tiêu chuẩn:

-Các Phiếu đánh giá chương trình dạy nghề của chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Sử dụng các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của minh chứng:

Có bao nhiêu chương trình dạy nghề có ý kiến đánh giá của giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ?

Lấy ý kiến bằng hình thức nào?

Liệt kê danh sách chuyên gia từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lấy ý kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)