Cách thức khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 86 - 125)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Cách thức khảo sát

Mục đích: Khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên. Nghiên cứu xác định 3 mức độ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi, kết quả được tính theo điểm tương ứng các mức.

Do công tác Tự kiểm định CLDN ở các trường Trung cấp nghề và trường dạy nghề tương đối thống nhất nên chúng tôi đã lấy thêm ý kiến của cán bộ lãnh đạo, giáo viên của 4/ 9 trường dạy nghề khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Tổng số phiếu thu được là 75 người, gồm 5 Hiệu trưởng, 6 P.Hiệu trưởng, 12 Trưởng, phó phòng khoa, 52 cán bộ, giáo viên của cả 5 trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.3.2. Kết quả và phân tích

3.3.2.1. Về Mức độ cần thiết

Để đánh giá nhận thức mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL tại trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên và ý kiến của các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp TT Biện pháp Mức độ cần thiết Xếp bậc Rất cần thiết (3) Cần thiết (2) Không cần thiết (1) Tổng điểm Bậc SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trường trung cấp nghề về công

tác tự kiểm định 41 54,7 34 45,3 0 0,0 191 3

2 Đổi mới công tác lập kế hoạch tự

kiểm định 44 58,7 31 41,3 0 0,0 194 2

3 Tăng cường quản lý hệ thống thông

tin phụ vụ tự KĐCL 40 53,3 32 42,7 3 4,0 187 4

4 Cải tiến các phương pháp thu thập,

xử lý và cung cấp thông tin 38 50,7 35 46,7 1 1,3 185 5

5 Tổ chức hướng dẫn cán bộ, giáo

viên cách thu thập, xử lý thông tin 47 62,7 28 37,3 0 0,0 197 1

Ghi chú: Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm

Phân tích:

Bảng số liệu cho thấy biện pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên đề ra được hầu hết cán bộ, giáo viên đánh giá là rất cần thiết và cần thiết.

Biện pháp nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý trường trung cấp nghề về công tác tự kiểm định, biện pháp đổi mới công tác lập kế hoạch tự kiểm định và tổ chức hướng dẫn cán bộ, giáo viên cách thu thập, xử lý thông tin đều được 100% số người trả lời đánh giá là rất cần thiết và cần thiết.

Các biện pháp: Tăng cường quản lý hệ thống thông tin phụ vụ tự KĐCL, cải tiến các phương pháp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cũng nhận được sự đánh giá là rất cần thiết và cần thiết chiếm tỉ lệ cao, tuy nhiên vẫn còn từ 1-3/75 người được khảo sát đánh giá là không cần thiết.

3.3.2.2. Về Mức độ khả thi của các biện pháp

Nhận thức về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp TT Biện pháp Mức độ cần thiết Xếp bậc Rất khả thi (3) Khả thi (2) Không khả thi (1) Tổng điểm Bậc SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về công tác tự

kiểm định 40 53,3 35 46,7 0 0,0 190 3

2 Đổi mới công tác lập kế hoạch tự

kiểm định 43 57,3 32 42,7 0 0,0 193 2

3 Tăng cường quản lý hệ thống thông

tin phụ vụ tự KĐCL 38 50,7 35 46,7 2 2,6 186 5

4 Cải tiến các phương pháp thu thập, xử

lý và cung cấp thông tin 40 53,3 34 45,3 1 1,3 189 4

5 Tổ chức hướng dẫn cán bộ, giáo viên

cách thu thập, xử lý thông tin 49 65,3 26 34,7 0 0,0 199 1

Ghi chú: Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm

Phân tích:

Kết quả thăn dò ở bảng 3.4 cho thấy số người đánh giá mức độ rất khả thi của 5 biện pháp dao động từ 38 đến 49 người, mức độ khả thi dao động từ 26 đến 35 người. Điều này chứng tỏ các biện pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định nêu ra đều được mọi người quan tâm.

Tổng cả 5 biện pháp mức độ số người đồng thuận gần như tuyệt đối chỉ riêng biện pháp tăng cường quản lý hệ thống thông tin phụ vụ tự KĐCL và cải tiến các phương pháp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin có 1 đến 2 người cho rằng không khả thi. Như vậy, ý kiến đồng thuận tính khả thi phù hợp với các đối tượng về 5 biện pháp là sát với thực tế, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.

Từ kết quả (bảng 3.5, bảng 3.6) nhận thấy, đại đa số thành viên đánh giá biện pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn vào công tác tự kiểm định góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của CSDN.

Kết luận Chương 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL đã tạo điều kiện thực tiễn trong hoạt động tự kiểm định Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, quán triệt các nguyên tắc đề xuất, nghiên cứu đã đưa ra được 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL tại Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên nói riêng.

Các biện pháp này cũng có thể sử dụng trong công tác TKĐ- CLDN ở các trường trung cấp nghề khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Các biện pháp được đa số cán bộ, giáo viên tham gia khảo sát đánh giá là rất cần thiết và khả thi ở mức cao. Mỗi nghiên cứu đã đưa ra với hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL tại Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên nói riêng trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo tại trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, bằng những luận cứ khoa học, luận văn đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

Đối với các trường trung cấp nghề nói chung hay Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên nói riêng thì việc quản lý quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL trở thành một việc hết sức cấp thiết và là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Qua khảo sát thực trạng quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL tại Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, luận văn đã phân tích và khái quát về những thực trạng của Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên trong quá trình quản lý và thực hiện quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL. Vì vậy, việc đề ra các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, cũng như triển khai quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL là hết sức cần thiết.

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL tại Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, nghiên cứu đã đề xuất 5 giải pháp cụ thể như sau:

Một là Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên về công tác tự kiểm định;

Hai là Đổi mới công tác lập kế hoạch tự kiểm định;

Ba là Tăng cường quản lý hệ thống thông tin phụ vụ tự KĐCL;

Bốn là Cải tiến các phương pháp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin; Năm là Tổ chức hướng dẫn cán bộ, giáo viên cách thu thập, xử lý thông tin.

Các biện pháp trên đã được nghiên cứu tiến hành khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp. Chính vì vậy, các biện pháp trên có thể dung để áp dụng vào công tác quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự KĐCL tại Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, cũng như các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Ban giám hiệu các trường trung cấp nghề

Tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ tự kiểm định. Có phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên có nhiều kinh nghiệm tham gia công tác kiểm định.

Tổ chức cho cán bộ quản lý tham quan học hỏi kinh nghiệm kiểm đinh các trường trung cấp nghề đã được công nhận kết quả kiểm định cập nhật những kiến thức mới về quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định, trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định.

Hỗ trợ nguồn kinh phí để trang bị thêm các cơ sở vật chất, phương tiện trong quá trình quản lý, kiểm định.

2.2. Với Hội đồng tự kiểm định của các trường trung cấp nghề

Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ, Ban giám hiệu nhà trường trong việc xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tự kiểm định.

Quản lý hoạt đông tự kiểm định một cách toàn diện, đặc biệt quan tâm đến quản lý, bồi dưỡng kỹ năng tự kiểm định cho cán bộ, giáo viên.

Vận dụng các biện pháp quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm đinh và kiểm định trong trường trung cấp nghề linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc thù của nhà trường.

2.3. Với các Ủy viên HĐTKĐ và chuyên viên KĐCLDN

Thường xuyên trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tham gia công tác quản lý thông tin phục vụ tự kiểm định.

Tham mưu đề xuất cho Hội đồng tự kiểm định về công tác kiểm tra, đánh giá, quản lý thông tin phục vụ tự kiểm định và kiểm định.

Nâng cao nhận thức mục đích, vai trò trong quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định và kiểm định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo đánh giá kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề năm 2014 của Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), “Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐ chất lượng trường trung cấp nghề”, Hà Nội.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), “Quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề”, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), “Quy định về quy trình kiểm định”, Hà Nội.

5. Cục Kiểm định Chất lượng dạy nghề (2014), “Chương trình bồi dưỡng Tự kiểm định chất lượng dạy nghề”, Hà Nội.

6. Luật Giáo dục, NXB Giáo dục, 2006. Luật số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về Luật giáo dục nghề nghiệp.

7. Một số phương pháp và kỹ thuật trong tự đánh giá, Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD&ĐT.

8. Nguyễn Thị Tính (2013), Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, (Giáo trình).

9. Phạm Hồng Quang (2014), “Môi trường nghiên cứu khoa học giáo dục trong trường sư phạm”, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên.

10. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2007), “Luật Dạy nghề”, NXB Lao động - Xã hội.

11. Quyết định số 14/ 2007/ QĐ - BLĐTBXH ngày 24/ 5/ 2007 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy.

12. Quyết định số 52/ 2008/ QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ngày 5/ 5/ 2008 ban hành Điều lệ mẫu trường Trung cấp nghề.

13. Quyết định 511/QĐ- LĐTBXH ngày 28/05/2014 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã cho phép thí điểm xây dựng hệ thống KĐCLDN.

14. Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020.

15. Quyết định số: 38/2004/QĐ-BGDĐT, ngày tháng 12 năm 2004 của BGDĐT Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trong trường đại học.

16. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Đại học (Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 01/11/2007);

17. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng (Quyết định số: 66/2007/QĐ-BGDDT, ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT); 18. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên

nghiệp (Quyết định số: 67/2007/QĐ-BGDDT, ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ BGDDT);

19. Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ LĐTBXH Quy định về quy trình thực hiê ̣n kiểm định chất lượng dạy nghề. 20. Tài liệu tập huấn kiểm định viên năm 2008 của Tổng cục dạy nghề.

21. Tài liệu tập huấn kiểm định viên của Tổng cục dạy nghề năm 2010. 22. Tài liệu tập huấn kiểm định viên của Tổng cục dạy nghề năm 2012. 23. Trần Quốc Thành (2009), Khoa học quản lý, (Giáo trình)

24. Trường trung cấp nghề số 10 - BQP (2013), “Báo cáo kết quả tự kiểm định”,

TP Hà Nội .

25. Trường trung cấp nghề Nghĩa Lộ (2013), “Báo cáo kết quả tự kiểm định”, Yên Bái.

26. Vụ Kiểm định Chất lượng dạy nghề (2008), “Chương trình đào tạo Kiểm định viên Kiểm định chất lượng dạy nghề”, Hà Nội.

27. Vụ Kiểm định Chất lượng dạy nghề (2009), “Chương trình bồi dưỡng Tự kiểm định chất lượng dạy nghề”, Hà Nội.

CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH KHẢO SÁT CÁC KIỂM ĐỊNH VIÊN

STT Họ và Tên Chức vụ Nơi công tác

1 Trần Phước Phú Phó phòng tbvt xd cơ bản CĐN Đà nẵng

2 Đỗ Quang Thiện Quyền Hiệu trưởng TCN Cam Ranh

3 Nguyễn Văn Trung Trưởng khoa Cơ khí Trường CĐN Đà Nẵng

4 Trần Thị Thạch Phó trưởng phòng Đào tạo TCN tỉnh Quảng Nam

5 Vũ Huy Mai Trưởng khoa Vận hành xe máy CĐN cơ điện XD và nông

lâm trung bộ

6 Phạm Văn Hoan Trưởng khoa điện điện tử TCN Sơn Khê

7 Lê Vinh Cầm Trưởng phòng Đào tạo CĐN kỹ thuật công nghệ

Dung quất quãng ngãi

8 Lê Ngọc Huy GV TCN Nghiệp vụ BD

9 Nguyễn Ngọc Hạnh Phó Hiệu trưởng TCN Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương

10 Đỗ Thị Trúc Lan Quyền TP NCKH & HTQT CĐN Đà Lạt

11 Nguyễn Trần Nghĩa Hiệu trưởng CĐN TP. Hồ Chí Minh

12 Hồ Viết Hà Trưởng phòng đào tạo CĐN Đà Nẵng

13 Trần Ngọc Sang Giáo viên CĐN Cơ điện, xây dựng,

nông lâm

14 Phạm Văn Điều Trưởng phòng đào tạo TCN Gia Lai

15 Phạm Anh Tuấn Chuyên viên phòng QLDN Sở LĐTBXH Dac Lak

16 Phan An Định Hiệu phó CĐN Phú Yên

17 Đỗ Lê Hoàng Phó Trưởng khoa Cơ khí động

lực CĐN Lilama Hà Nội

18 Văn Anh Tú Trưởng khoa cơ khí TCN Công nghiệp tàu

19 Nguyễn Hữu Khánh

Linh Chuyên viên

Phòng Dạy nghề, Sở LĐTBXH Đồng Nai

Số 5 Phan Đình Phùng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

20 Kiều Thị Kiều

Thanh Phó phòng đào tạo CĐN Cần Thơ

21 Lê Quốc Bình Phó hiệu trưởng CĐN TP.HCM

22 Nguyễn Hoàng

Nguyên Trưởng khoa điện tử CĐN Việt Nam- Sing

23 Triệu Thị Thúy Trưởng khoa KHCB CĐN Công nghệ và nông

lâm nam bộ

24 Bùi Thị Hoa

Phượng Phó trưởng khoa điện điện tử

CĐN Công nghệ và nông lâm nam bộ

25 Trần Minh Phụng Phó phòng Đào tạo TCN Củ Chi Tp HCM

26 Nguyễn Ngọc Hòa Phó phòng Đào tạo CĐN Hàng Hải Tp.HCM

27 Nguyễn Duy Dũng Trưởng khoa Cơ khí CĐN kỹ thuật công nghệ

dung quất quãng ngãi

28 Nguyễn Hữu Kha Giáo viên khoa CK&ĐL CĐN Công nghệ và nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 86 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)