Vai trò của hệ thống thông tin trong kiểm định và tự kiểm định CLDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 36 - 38)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Vai trò của hệ thống thông tin trong kiểm định và tự kiểm định CLDN

Quản lý hệ thống thông tin phục vụ kiểm định là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức. Nó bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức.

Theo Quyết định số 630/QĐ-TTg, các CSDN phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng đào tạo của mình, phải đảm bảo chuẩn hóa “đầu vào” và “đầu ra”. Như vậy, các cơ sở dạy nghề được tự chủ trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của mình và phải có trách nhiệm với các dịch vụ mình cung cấp cho xã hội.

Để làm việc này, Việt Nam đang triển khai một loạt các giải pháp đồng bộ như: xây dựng khung trình độ quốc gia (trong đó có khung trình độ nghề quốc gia), ban hành các bộ chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, xây dựng chương trình đào tạo dựa trên chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên khung trình độ nghề quốc gia... Cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo trong dạy nghề có nhiều sự đổi mới đã được đưa vào dự thảo Luật giáo dục nghề nghiệp trình Quốc hội trong tháng

11/2014, theo đó sẽ không còn kỳ thi tốt nghiệp cuối khóa mà việc cấp văn bằng chứng chỉ theo hình thức xét công nhận tốt nghiệp trên cơ sở người học đạt yêu cầu tất cả các môdun, môn học.

Tuy đã có những giải pháp khá đồng bộ nêu trên, nhưng để các khâu trong quá trình đào tạo của trường hoạt động đồng bộ, ổn định, luôn cập nhật, phát triển phù hợp với yêu cầu của thực tiễn lại là một vấn đề cần phải được giải quyết.

Đối với trường dạy nghề, để đảm bảo chất lượng đào tạo, các yếu tố đảm bảo chất lượng cần thiết cho quá trình đào tạo nghề phải xây dựng phù hợp. Các yếu tố đảm bảo chất lượng bao gồm: Chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị và công tác quản lý.

Tất cả bốn yếu tố trên (Chương trình, giáo trình; Cơ sở vật chất, thiết bị; Giáo viên và cán bộ quản lý; và quản lý cơ sở dạy nghề, phương pháp) luôn luôn phải phù hợp với nhau. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng đào tạo, bốn yếu tố trên phải được đảm bảo đồng thời và để làm được điều này, cần phải có hệ thống nền hay còn gọi là hệ thống quản lý chi phối và làm đồng bộ hóa 4 yếu tố nêu trên.

Theo đánh giá của Cục KĐCLDN và của một số trường đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2008, nội dung quản lý thường bao gồm từ 80 - 90 nội dung, từ công tác hành chính, đào tạo, công tác tài chính tới công tác phối hợp doanh nghiệp, theo dõi học sinh sinh viên của một CSDN [Tài liệu tập huấn kiểm định viên năm 2008 của Tổng cục dạy nghề (trang 7)].

Một yếu tố không nhỏ tác động tới chất lượng đào tạo nghề là môi trường bên ngoài. Các yếu tố tác động bao gồm: Điều kiện kinh tế xã hội, thể chế chính sách cho đào tạo nghề, các đối tác xã hội của đào tạo nghề ... Vì vậy khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nào tại trường dạy nghề, phải đảm bảo trước hết phù hợp với hệ thống luật pháp và các quy định về dạy nghề, sau đó mới đến việc phù hợp với từng trường cụ thể.

Có rất nhiều mô hình quản lý chất lượng có thể áp dụng cho giáo dục và đào tạo như mô hình đảm bảo chất lượng Australia, mô hình quản lý chất lượng quốc gia Malcolm Baldridge - Hoa Kỳ, mô hình quản lý chất lượng châu âu, mô hình quản lý

chất lượng ISO 9000/2000, mô hình quản lý chất lượng Nam Phi, Scotland [Tài liệu tập huấn kiểm định viên của Tổng cục dạy nghề năm 2010 (trang 8)]. Việc lựa chọn mô hình áp dụng tại từng nước, từng CSĐT phụ thuộc vào các điều kiện thực tế và các quy định của mỗi quốc gia và mỗi CSĐT.

Ngoài ra, kết hợp với hệ thống ĐBCL bên ngoài (các hoạt động KĐCLDN, hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ, đột suất của các cơ quan có thẩm quyền), sự ổn định của chất lượng đầu ra sẽ được đảm bảo và khẳng định, từ đó xã hội và các đối

tác liên quan tới nhà trường sẽ tin tưởng hơn vào văn bằng, chứng chỉ của cơ sở dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)