Mục đích, chức năng và Phương pháp của kiểm định CLDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 31 - 35)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Mục đích, chức năng và Phương pháp của kiểm định CLDN

1.3.2.1. Mục đích của kiểm định chất lượng dạy nghề

KĐCLDN nhằm 2 mục đích: Đánh giá chất lượng; và Nâng cao chất lượng. Một CSDN nói chung, hoặc một trường trung cấp nghề nói riêng được công nhận đạt tiêu chuẩn KĐCLDN phải chứng minh được rằng [Thông tư số 42/2011/TT- BLĐTBXH]:

- Có mục tiêu đào tạo phù hợp và xác định rõ bởi cộng đồng tham gia hoạt động dạy nghề;

-Có đủ các nguồn tài chính, con người, vật chất cần thiết để đạt được những mục tiêu đề ra;

-Chứng tỏ rằng họ đã, đang và sẽ đạt được những mục tiêu đó;

-Đưa ra được đầy đủ minh chứng nhằm giúp mọi người tin tưởng rằng họ sẽ tiếp tục đạt được mục tiêu của mình trong tương lai.

1.3.2.2. Chức năng của kiểm định CLDN

Theo Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH, Quy định về quy trình thực hiê ̣n kiểm định chất lượng dạy nghề, kiểm định CLDN bao gồm các chức năng chủ yếu:

-Thẩm định xem tài liệu CSDN/CTDN có đáp ứng các tiêu chuẩn đã được thiết lập hay không;

-Giúp đỡ CSDN trong việc giải quyết chấp nhận tín chỉ, modun, môn học chuyển đổi giữa các CSDN;

-Xác định CSDN đáng được tập trung đầu tư kinh phí của nhà nước/tư nhân; -Bảo vệ CSDN khỏi các áp lực có hại từ bên trong và bên ngoài;

-Tạo ra mục đích cho việc tự cải thiện các CTDN chưa đạt chuẩn chất lượng; -Khuyến khích các sáng kiến đưa ra các chuẩn chung và sự tham gia của các giáo viên, nhân viên vào việc hoạch định và đánh giá CSDN và CTDN.

1.3.2.3. Phương pháp của kiểm định CLDN

Khi áp dụng những hệ thống kiểm định cần phải lưu ý đảm bảo sự cân bằng giữa việc áp dụng phương pháp đo lường định lượng và định tính một cách hài hòa.

Các phương pháp cơ bản của kiểm định CLDN:

A -Phương pháp quan sát là sự viếng thăm hiện trường, xem xét tận mắt… một hoạt động nào đó: Ví dụ dự giờ một tiết học, thăm xưởng thực hành, phòng thực nghiệm, phòng máy tính… Đó là một trong những phương pháp thu thập thông tin quan trọng, thường được dùng trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động của một đơn vị đào tạo.

Theo Creswell [dẫn theo tài liệu của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD&ĐT, 152], quan sát có thể chia thành 4 loại:

- Tham gia hoàn toàn - vai trò người quan sát nghiên cứu được giữ kín. - Quan sát đồng thời tham gia - vai trò quan sát là chính, tham gia chỉ là phụ - Tham gia đồng thời là quan sát - tham gia là chính, quan sát là thứ yếu - Quan sát hoàn toàn - người nghiên cứu quan sát mà không tham gia

B- Phương pháp phỏng vấn là sử dụng những câu hỏi mở để thu thập thông tin từ các cá nhân/nhóm, nhằm thẩm định minh chứng, hoặc thu thập thông tin cho quá trình tự kiểm định (VD: phỏng vấn hiệu trưởng về kế hoạch chiến lược của trường; phỏng vấn trưởng phòng tổ chức về quy trình tuyển lựa giáo viên; phỏng vấn các khoa chuyên môn kiểm định giáo viên …).

Đó là một trong những phương pháp thu thập thông tin định tính đặc biệt quan trọng trong tự KĐCL nhà trường (VD: phỏng vấn GV/SV về chương trình đào tạo...). Phương pháp này thường được dùng nhiều trong tự kiểm định mức độ phù hợp, hiệu quả hoạt động của nhà trường.

C- Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi là thiết lập một hệ thống các item/câu hỏi dưới dạng văn bản viết và xác định các mức độ kiểm định, thủ tục cho điểm, hướng dẫn và cách xử lý phân tích số liệu … nhằm cung cấp thông tin cho quá trình tự kiểm định (VD: khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chương trình; khảo sát hiệu quả môn học so với mục tiêu…).

Đó là một trong những phương pháp thu thập thông tin rất quan trọng. VD: khảo sát hiệu quả môn học; sự hài lòng của SV về chương trình đào tạo.... Phương pháp này thường được dùng nhiều trong tự KĐCL, hiệu quả hoạt động của nhà trường.

D- Các phương pháp xử lý minh chứng

D1. Xác định minh chứng phù hợp với từng chỉ số, tiêu chuẩn:

Căn cứ vào các chỉ số của từng tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCL trường cao đẳng nghề hoặc trung cấp nghề, nhà trường tiến hành thu thập thông tin và minh chứng, kiểm tra đối chiếu để xác định liệu minh chứng có phù hợp

Thông tin và minh chứng thu được không chỉ phục vụ cho mục đích tự kiểm định, mà còn nhằm mô tả thực trạng các hoạt động của trường để người đọc hiểu hơn, qua đó làm tăng tính thuyết phục của bản báo cáo tự kiểm định.

Cần lưu ý trường hợp đếm, đo lường số lượng và suy diễn kết quả về chất lượng trong khi thực tế chất lượng không tồn tại. Ví dụ như:

-Số lượng cán bộ giáo viên giảng dạy không thể chứng tỏ rằng giáo viên nào cũng đạt chuẩn về năng lực và trình độ trong lĩnh vực chuyên môn của họ;

-Tính năng động và tích cực tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ do CSDN tổ chức; có thể giảng dạy ở bất cứ CSDN khác;

-Là giáo viên giỏi hoặc có thể đào tạo ra những học sinh - sinh viên giỏi và được trọng dụng ở nơi làm việc.

-Diện tích của lớp học sẽ không nói được hoạt động giảng dạy và học tập có thực sự hiệu quả hay không.

D2-. Phân tích các thông tin và minh chứng thu được:

Một số thông tin thu được phải qua xử lý mới sử dụng được, chẳng hạn các phiếu khảo sát về hiệu quả môn học, sự hài lòng của sinh viên cần được xử lý qua phần mềm.

Các kỹ năng thống kê (tỷ lệ %, điểm số, độ tin cậy...?) cũng được sử dụng nhiều ở công đoạn này. Các thông tin điều tra phải được sử dụng ở dạng số liệu tổng hợp (cấu trúc thành các biểu bảng tích hợp số liệu), tránh sử dụng những thông tin làm ảnh hưởng đến các đơn vị hoặc cá nhân cung cấp thông tin.

Với mỗi tiêu chuẩn, bắt đầu xem xét từng chỉ báo, nếu có đầy đủ minh chứng thì xác nhận chỉ báo đó đạt yêu cầu. Câu hỏi cần trả lời là liệu những minh chứng cho từng chỉ báo có đáng tin cậy? đã đủ chưa?

Trong quá trình xử lý, phân tích, có thể một số thông tin và minh chứng thu được không phù hợp với các kết quả nghiên cứu, kiểm định ở trong và ngoài trường đã được công bố trước đó.

Hội đồng tự kiểm định có trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin và minh chứng đó, lý giải lí do không phù hợp.

D3- Các bước phân tích minh chứng

-Đọc kỹ từng chỉ số ở mỗi tiêu chuẩn: nghiên cứu kỹ yêu cầu đối với từng tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số;

-Chọn lọc ra các minh chứng có nội hàm đáp ứng các yêu cầu của các chỉ báo, trong từng tiêu chuẩn kiểm định;

-Xem xét từng minh chứng, đối chiếu với nội hàm từng chỉ báo, để nhận xét, bình luận liệu chúng có đáp ứng các yêu cầu của từng tiêu chuẩn;

-Mã hoá các minh chứng, lập các biểu bảng thống kê theo yêu cầu ở từng tiêu chuẩn và lưu giữ minh chứng trong Hộp Hồ sơ minh chứng theo yêu cầu từng tiêu chí, tiêu chuẩn.

Chất lượng của báo cáo tự kiểm định không phụ thuộc vào số lượng minh chứng, mà phụ thuộc vào việc lập luận & phân tích các minh chứng để đưa ra những nhận định thuyết phục về mặt mạnh hoặc tồn tại của nhà trường dựa trên mục tiêu đã đề ra và các hoạt động đã thực hiện được.

E- Các phương pháp phân tích dữ liệu thống kê

E1- Lập biểu mẫu thống kê hướng dẫn trong cấu trúc báo cáo tự kiểm định:

- Có bao nhiêu loại biểu bảng thống kê ở mỗi phần trong báo cáo tự kiểm định? - Mục đích của việc thiết lập các biểu bảng này? Đơn vị thống kê là gì?

- Những số liệu cho các biểu bảng này có thể thu thập ở đâu ? VD: các số liệu thống kê về cơ sở vật chất có thể thu thập ở phòng hành chính

- Ai cung cấp nguồn số liệu thống kê ?

- Mức độ tin cậy của các số liệu thống kê này? - Thời điểm thu thập các số liệu thông kê?

E2- Sử dụng các câu hỏi để kiểm tra các dữ liệu

- Các dữ liệu thống kê hữu ích nhất đã được đưa vào báo cáo ? - Mục đích mô tả các dữ liệu thống kê ?

- Sự tích hợp các số liệu thông kê đã phù hợp chưa?

- Phân tích số liệu thống kê này giúp gì cho việc hiểu biết bức tranh thực trạng (nội hàm) của trường và chứng minh nhà trường đạt được các yêu cầu ở mức nào.

- Số liệu thống kê mô tả có giúp định hướng cho việc khắc phục tồn tại (phát huy điểm mạnh)?

- Chất lượng 1 báo cáo tự kiểm định không phụ thuộc vào số lượng các biểu bảng thống kê mà phụ thuộc vào việc đọc hiểu các biểu bảng thống kê. Sự lập luận & phân tích, làm cho các con số thống kê trong báo cáo tự kiểm định biết nói.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thông tin phục vụ tự kiểm định chất lượng ở trường trung cấp nghề nam thái nguyên​ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)