Tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam

Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ do vậy rất thuận lợi cho phát triển trồng cây ăn quả. Từ sản xuất CAQ bà con nông dân đã có thêm công ăn việc làm và có thu nhập cao. Sản phẩm từ CAQ chủ yếu được dùng để ăn tươi và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và một số được xuất khẩu sang nước khác.

Diện tích cây ăn quả năm 2018 ước đạt 923,9 nghìn ha, tăng 52,5 nghìn ha; sản lượng ước đạt 9.478,9 nghìn tấn, tăng 555,9 nghìn tấn (6,2%), trong đó: chuối tăng 107,7 nghìn tấn (5,5%); dứa tăng 6,7 nghìn tấn (1,2%), xoài tăng 60,2 nghìn tấn (8,3%), cam quýt tăng 148,6 nghìn tấn (18,6%)... so với năm 2017. Các loại cây ăn quả chính đều có diện tích, sản lượng tăng lên theo các năm và có thị trường tiêu thụ ổn định.Kim ngạch xuất khẩu trái cây trong những năm gần đây dao động ở khoảng 150 đến 180 triệu USD/năm.

Tuy nhiên diện tích cây ăn quả hiện còn phân tán, khó khăn trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức liên kết sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Hiện nay chi có một số loại quả như thanh long, vải, chuối, cây có múi (bưởi, cam), dứa, chanh leo từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.

Nhìn chung, trái cây đưa vào chế biến còn hạn chế cả về chủng loại và sản lượng. Cả nước hiện có hơn 145 cơ sở chế biến rau, quả quy mô công nghiệp, với tổng công suất thiết kế trên 800.000 tấn SP/năm, tuy nhiên hầu hết các nhà máy chế biến đều trong tình trạng thiếu nguyên liệu, công suất thực tế chỉ đạt 50%, sản lượng sản xuất thực tế đạt khoảng 440.000 tấn SP/năm. Nguyên nhân hạn chế trong chế biến là do chưa liên kết và đầu tư cho vùng sản xuất nguyên liệu. Ngoài ra còn có hàng nghìn cơ sở chế biến quy mô nhỏ.

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất một số loại cây ăn quả tại Việt Nam Năm Loại CAQ 2015 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn (%) I. Diện tích (1.000 ha) 538,63 584,3 611,8 622 4,95 Cam 66,8 97,4 110 120 22,61 Dứa 39,7 40,5 41 42 1,90 Chuối 133 138,6 140 140 1,74 Xoài 83,7 86,7 92,7 95 4,33 Nhãn 73,13 73,3 75,6 71 -0,90

Vải, chôm chôm 90,6 87,8 86,5 90 -0,17

Bưởi 51,7 60 66 64 7,67 II. Sản lượng (1.000 tấn) 5.480 5.699,7 5.996,3 6.176,5 4,07 Cam 556,1 799,5 984,1 976,5 22,03 Dứa 578,2 560,4 567,1 610 1,89 Chuối 1.943,4 1.958,5 2.066,2 2.100 2,64 Xoài 702,9 728 788,2 795 4,23 Nhãn 513 504,1 493,5 520 0,51

Vải, chôm chôm 715 648,9 563,9 650 -2,36

Bưởi 471,4 500,3 533,3 525 3,72

Các sản phẩm quả chế biến hiện nay chủ yếu gồm: đồ hộp (dứa, vải nước đường, nước quả,…), lạnh đông (dứa, vải,…), nghiền, cô đặc (dứa, vải,…) nước quả, chiên sây, muối,… Trong đó tỷ trọng các sản phẩm đồ hộp chiếm 50%, sau đó là sản phẩm cô đặc và lạnh đông.

Đa số các nhà máy chế biến hiện có quy mô vừa và nhỏ, việc liên kết giữa sản xuất, bảo quản và chế biến còn nhiều hạn chế, khả năng đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến còn chậm, sản phẩm chế biến chất lượng chưa cao, khó đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt các thị trường khắt khe như Nhật Bản, EU, Mỹ…

Ở nước ta cây ăn quả được phát triển dưới 2 hình thức:

+ Trồng phân tán trong các vườn của các nông hộ với mục đích tự túc, bổ sung dinh dưỡng bữa ăn. Tuy vậy chỉ mới có khoảng 15-20%số hộ có trồng cây ăn quả trong vườn. Theo kết quả điều tra nông hộ ở các vùng nông nghiệp khác nhau, ước tính bình quân mỗi nông hộ trồng khoảng 40 m2 cây ăn quả trong vườn với nhiều loại cây truyền thống như mít, nhãn, ổi, chuối.

+ Tập trung trành vùng có mục đích sản xuất hàng hoá, chủ yếu là do các nông hộ trồng, trong đó có 28 nông trường có trồng cây ăn quả với nhiều quy mô, diện tích khác nhau.

Quá trình hình thành vùng quả từ 3 khu vực đặc trưng là:

+ Do chủ trương của nhà nước về quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả, bắt đầu từ các nông trường quốc doanh, sau đó phổ biến rộng ra các nông hộ trong vùng, gắn với công nghệ chế biến xuất khẩu, chẳng hạn như khu vực trồng dứa vùng đất phèn Tứ Giác Long Xuyên, đồng Tháp Mười, khu vực Đồng Giao (Ninh Bình), Hà Trung (Thanh Hoá).

+ Do điều kiện lợi thế về sinh thái của các loại cây ăn quả có vị trí thuận lợi về giao thông vận tải và có thị trường tiêu thụ nên đã hình thành vùng cây ăn quả như vùng quả của đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, ngoại thành Hà Nội

+ Từ những vườn cây ăn quả đặc sản của những địa phương được thị trường tiêu thụ mạnh phát triển nên thành các vùng quả tập trung như các vùng bưởi Năm Roi (Vĩnh Long). Tân Triều (Đồng Nai), Phúc Trạch (Hà Tĩnh), mơ mận (Tây Bắc, Đông Bắc).

Quy mô vườn quả của các nông hộ sản xuất ở các vùng tập trung tuỳ thuộc vào đặc điểm đất đai từng vùng. Vùng đồng bằng Sông Hồng dưới 200 m2; miền Nam, miền Núi Trung Du Phía Bắc Phổ biến từ 1000- 2000m2. Đã có những điện hình tổ chức sản xuất theo kiểu trang trại cây ăn quả cả vùng đồng bằng và vùng đất đồi núi. Những vùng cây ăn quả thâm canh và có hiệu quả kinh tế cao thường gắn việc trồng cây ăn quả trong kinh tế sinh thái VAC vừa nuôi trồng thuỷ sản, phát triển chăn nuôi công nghiệp.

Với điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới có pha trộn tính ôn đới rất thuật tiện cho nhiều loại cây ăn quả ở nước ta phát triển. Hiện nay cây ăn quả ở nước ta rất phong phú trong đó có nhiều loại cây ăn quả quý không chỉ có ý nghĩa tiêu dùng trong nước, mà còn có ý nghĩa xuất khẩu có giá thị như cam,nhãn, vải, dứa, sầu riêng, xoài.

Ngoài việc bố trí trồng cây ăn quả rải rác trên tất cả các vùng, các địa phương mà ngày nay việc trồng cây ăn quả được bố trí trồng tập trung quy mô cây ăn quả ở những vùng và những địa phương có điều kiện như: vùng cây ăn quả tập trung Nam Bộ và miền núi phía Bắc trong đó 70% diện tích nằm ở các vùng phía Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)