Đánh giá chung rút ra từ tổng quan tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 39)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.4. Đánh giá chung rút ra từ tổng quan tài liệu

Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu, tôi có một số nhận xét như sau: CAQ là sản phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người, xã hội càng phát triển nhu cầu tiêu dùng hoa quả ngày càng cao.

qua chế biến khoảng 10%, trong khi lượng quả tươi tiêu thụ trên thế giới chỉ khoảng 15% còn 85% là qua chế biến.

Sản xuất CAQ ở Việt Nam còn ở trình độ thấp, quy mô chủ yếu là nông hộ, chủng loại đa dạng phong phú nhưng chất lượng sản phẩm thấp, sản phẩm hoa quả nhập khẩu đang lấn át sản xuất trong nước.

Phát triển CAQ góp phần cải thiện môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế rửa trôi, xói mòn đất, cải thiện chế độ nhiệt, ẩm độ, mực nước ngầm, làm tăng độ mùn và dinh dưỡng trong đất, bên cạnh đó việc kết hợp các mô hình và chế độ thâm canh hợp lý có tác dụng cải tạo, nâng cao độ màu mỡ của đất mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh.

Sản phẩm từ CAQ đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho nhân dân, cải thiện cơ bản đời sống đại bộ phận nhân dân, từng bước nâng cao mức sống dân cư nông thôn. Có thu nhập ổn định, nhân dân cơ bản tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, phương tiện đi lại như xe máy, phương tiện sản xuất như máy gặt, máy tuốt; mở mang phát triển văn hoá xã hội, giáo dục góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn của địa phương.

Qua đó, tác động cùng các ngành dịch vụ khác phát triển, tạo ý thức trong nhân dân về quản lý, tu bổ phát triển rừng trồng, góp phần thiết thực, hiệu quả trong công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.

Thành phố Bắc Kạn rất quan tâm đến việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp chất lượng cao, đặc biệt là những cây thế mạnh của địa phương trong đó có cây ăn quả. Năm 2018, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 11.948,34 ha chiếm 87,21% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất sản xuất cây quả năm 2018 là 686,42ha, sản lượng đạt trên 4000 tấn.

Nhìn chung, Thành phố Bắc Kạn có nhiều tiềm năng về nguồn lực (đất đai, con người) để phát triển CAQ. Tuy nhiên, năng suất chất lượng CAQ trên

địa bàn còn thấp chưa đạt so với yêu cầu sản phẩm hàng hóa chất lượng cao để xuất khẩu ra nước ngoài cũng như nhu cầu tiêu dùng của các thành phố lớn ở Việt Nam như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,…việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất vẫn theo quy mô nhỏ lẻ…

Do vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu thực trạng phát triển cây ăn quả và đưa ra được các giải pháp để phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố là cần thiết.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thành phố Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 13.699,98ha. Cách thủ đô Hà Nội 166km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Bắc Kạn và có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh - huyện Bạch Thông;

- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong - huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục, Tân Sơn - huyện Chợ Mới; - Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính Thành phố Bắc Kạn

Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh và hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Do có những lợi thế đó, thành phố Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.

Tất cả những đặc điểm về vị trí địa lý kinh tế kể trên là những điều kiện làm nên lợi thế, những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố hiện tại cũng như trong tương lai. Thành phố Bắc Kạn được công nhận là thành phố theo Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH13 ngày 11/3/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Bắc Kạn có địa hình thung lũng lòng chảo nằm ven theo 02 bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150m - 200m so với mực nước biển, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Nặm Dất (Phường Xuất Hóa) cao 728m, núi Khau Lang (xã Dương Quang)

cao 746m, hướng dốc chính từ Tây sang Đông. Nhìn chung, thành phố Bắc Kạn có 03 dạng địa hình chính:

- Địa hình núi đá vôi: Tập trung ở phường Xuất Hóa, vùng này bao gồm chủ yếu núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn.

- Địa hình đồi núi thấp: Phân bố hầu hết ở các xã, phường độ cao trung bình từ 150m - 160m so với mực nước biển.

- Địa hình thung lũng: Hầu hết phân bố các phường trung tâm thành phố Bắc Kạn là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng so với khu vực khác của thành phố.

2.1.2. Khí hậu, thuỷ văn

Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và CAQ nói riêng. Thời tiết thuận lợi thì CAQ phát triển tốt, tỷ lệ ra hoa, tỷ lệ đậu quả lớn, cho năng suất cao, sản lượng lớn và ngược lại thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phân hóa mầm hoa, tạo quả của cây. Qua tìm hiểu đánh giá thì thành phố Bắc Kạn mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành các mùa rõ rệt, ở đây khí hậu thuận lợi để phát triển CAQ tuy nhiên với thời tiết như vậy thì sâu bệnh cũng phát triển nhiều vì vậy cần phải có biện pháp cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của CAQ.

Bảng 2.1. Tình hình thời tiết các tháng trong năm 2018 của Thành phố Bắc Kạn Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Ẩm độ không khí trung bình (%) 1 14 15 82 2 15 30 81 3 20 50 79 4 23 95 85 5 25 200 84

6 29 155 83 7 30 340 89 8 28 250 88 9 27 330 86 10 23 100 84 11 19 40 83 12 15 15 82 Trung bình 22 1.436 83

Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn, 2018

Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông thường giá lạnh, nhiệt độ thấp, trời khô hanh, có sương muối (Bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau); mùa hè thường nóng ẩm, mưa nhiều (Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9).

- Nhiệt độ: Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất là từ giữa tháng 11 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,220C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 300C và nhiệt độ trung bình thấp nhất 140C; biên độ dao động nhiệt độ trong năm là 120C và trong ngày là 6 - 70C. Tổng lượng nhiệt trong năm từ 8.300 - 8.5000C.

- Lượng mưa: Mùa mưa ở thành phố Bắc Kạn kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 80% lượng mưa của cả năm và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm toàn thành phố đạt 1.436mm. Ngoài ra trên địa bàn thành phố Bắc Kạn còn có hiện tượng mưa phùn (32 ngày/năm) và ít có bão; tuy nhiên vào mùa mưa dễ gây lụt lội, lũ quét ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

- Độ ẩm: Thành phố Bắc Kạn là một trong những vùng có độ ẩm tương đối cao ở hầu hết các mùa trong năm; độ ẩm bình quân năm là 83%, trong đó tháng cao nhất là 89% (Tháng 7 và 8), tháng thấp nhất là 79%

(Tháng 3). Độ ẩm cao không diễn ra vào tháng cuối mùa đông mà diễn ra vào các tháng cuối mùa hạ.

- Nắng: Nhìn chung số giờ nắng bình quân năm khoảng 1.540 - 1.750 giờ/năm, trong đó tháng nhiều nhất là 181 giờ và tháng ít nhất là 64 giờ.

- Gió: Hướng gió chính là Tây Nam; ở thành phố Bắc Kạn hướng gió phụ thuộc vào địa hình thung lũng; gió thay đổi theo mùa nhưng do vướng các dãy núi nên tốc độ gió thường nhỏ hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Những đặc điểm trên rất thích hợp cho trồng các loại cây nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt là các cây ăn quả là điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ; tuy nhiên cũng cần đề phòng mưa lũ và hạn hán.

2.1.3. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo tài liệu và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn có các loại đất như sau:

- Đất phù sa sông: Nằm trên các khu vực có địa hình thấp, nơi tích tụ phù sa do xói mòn từ đồi núi dọc theo triền sông Cầu và phân bố dọc theo các triền suối. Đây là các loại đất tốt nhất cho canh tác, phù hợp với nhiều loại cây trồng; hiện loại đất này đang được sử dụng trồng lúa nước và các loại rau màu.

- Đất phù sa ngòi suối: Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất ở mức trung bình, đạm tổng số và dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình, tỷ lệ canxi trong đất thấp, lượng sắt, nhôm di động cao. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp.

- Đất dốc tụ trồng lúa nước: Phân bố xen kẽ, rải rác khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đôi khi tầng mặt là thịt trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dưỡng.

- Đất Feralít biến đổi do trồng lúa: Đây là loại đất do san đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Tầng đất mỏng, các chất đạm, mùn tổng số khá, Lân, Kali tổng số bình thường, các chất dễ tiêu nghèo, đất rất chua. Do địa hình bậc thang nên khả năng giữ nước, giữ màu kém. Hiện nay loại đất này đang được cấy 02 vụ lúa hoặc 01 lúa 01 màu, nhưng bị hạn hán do không chủ động nước nên thường xuyên bỏ hoá vụ Đông Xuân.

- Đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Phân bố rải rác ở ven sông suối của địa hình đồi núi thoải. Đất chua, nghèo dinh dưỡng, lượng nhôm di động trong đất cao, H+ chiếm ưu thế nên ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất hữu cơ do vậy các chất dinh dưỡng nghèo.

- Đất feralít vàng đỏ phát triển trên đá granit: Ở thành phố loại đất này chủ yếu phân bố ở độ cao 200m - 700m, tầng đất từ trung bình đến dày nhưng có nhiều đá lộ đầu, thành phần cơ giới ở tầng mặt có tỷ lệ cát cao và nhiều cát thô, càng xuống dưới cát càng giảm dần, tỷ lệ sét tăng. Thích hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong ngành sản xuất nông nghiệp. Đây là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và xây dựng cơ sở văn hóa kinh tế của xã hội và an ninh quốc phòng. Nhìn chung đất đai thành phố khá phong phú và đa dạng, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình thích hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp.

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đai của Thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2018

Loại đất

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017 BQC Tổng diện tích đất tự nhiên 13.699,98 100,00 13.699,98 100,00 13.699,98 100,00 13.699,98 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1) Đất nông nghiệp 12.381,55 90,38 11.875.04 86,68 11.787,01 86,04 11.948,34 87,21 95,91 99,26 101,37 98,85 1.1) Đất SX nông nghiệp 2.091,97 16,90 1.966,61 16,56 1.883,51 15,98 2.072,39 17,34 94,01 95,77 110,03 99,94 - Đất trồng CAQ 623,00 29,78 624,00 31,73 619,00 32,86 686,42 33,12 100,16 99,20 110,89 103,42 - Đất lúa 730,24 34,91 656,38 33,38 592,81 31,47 587,32 28,34 89,89 90,32 99,07 93,09 - Đất trồng cây hằng năm 325,95 15,58 340,22 17,30 331,68 17,61 398,79 19,24 104,38 97,49 120,23 107,37

- Đất trồng cây lâu năm 412,78 19,73 346,01 17,59 340,02 18,05 399,86 19,29 83,82 98,27 117,60 99,90 1.2) Đất lâm nghiệp 10.238,29 82,69 9.825,24 82,74 9.824,44 83,35 9.796,78 81,99 95,97 99,99 99,72 98,56 1.3) Đất nuôi trồng thủy sản 51,29 0,41 83,19 0,70 79,06 0,67 79,17 0,66 162,20 95,04 100,14 119,12

2) Đất phi nông nghiệp 1.109,00 8,09 1.742,71 12,72 1.821,97 13,30 1.660,15 12,12 157,14 104,55 91,12 117,60

2.1) Đất ở 262,62 23,68 495,29 28,42 445,79 24,47 387,43 23,34 188,60 90,01 86,91 121,84

2.2) Đất chuyên dùng 846,38 76,32 1.247,42 71,58 1.376,18 75,53 1.272,72 76,66 147,38 110,32 92,48 116,73

3) Đất chưa sử dụng 209,43 1,53 82,23 0,60 91,00 0,66 91,49 0,67 39,26 110,67 100,54 83,49

b. Tài nguyên nước:

Hiện tại trên địa bàn thành phố Bắc Kạn 02 nguồn nước: Nước mặt và nước ngầm, chất lượng đều tốt có thể sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

* Nguồn nước mặt: Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu và các con suối chảy qua địa bàn các phường, xã như suối Nông Thượng, suối Bắc Kạn, suối Pá Danh, suối Nặm Cắt, suối Xuất Hóa. Trong đó suối Nông Thượng có chức năng tiêu toàn bộ lượng nước mưa, nước thải của lưu vực phía Nam và phía Tây thành phố Bắc Kạn. Các sông và suối chảy qua trên địa bàn thành phố đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước cho dân sinh và sản xuất trên toàn địa bàn thành phố.

- Sông Cầu có chiều dài chảy qua địa phận thành phố khoảng 20km, rộng trung bình 40m, lưu lượng dòng chảy bình quân năm là 73m3/s, mùa lũ là 123m3/s, mùa khô là 8,05m3/s. Độ dốc dòng chảy trung bình là 1,750. Là con sông lớn của vùng Đông Bắc được bắt nguồn từ nhiều con suối chảy ra thuộc địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn.

- Suối Nông Thượng có diện tích lưu vực 14,2km2, chiều dài suối 4,7km. - Suối Bắc Kạn có diện tích lưu vực 2,3km2, chiều dài suối 2,8km. - Suối Pá Danh có diện tích lưu vực 2,8km2, chiều dài suối 2,7km. - Suối Nặm Cắt có diện tích lưu vực 110km2, chiều dài nhánh chính của suối 25km, là phụ lưu lớn nhất của sông Cầu. Lưu lượng nước trung bình là 1,43m3/s và lưu lượng tối đa là 1,65m3/s.

* Nguồn nước ngầm (Nước dưới đất): Theo kết quả nghiên cứu của cơ quan Địa chất, tại thành phố Bắc Kạn có khả năng khai thác nước ngầm tập trung với quy mô nhỏ, lưu lượng giếng từ 6,69l/s đến 12,11l/s. Chất lượng nước ngầm đảm bảo chỉ tiêu cơ bản, có thể sử dụng làm nước sinh hoạt; tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)