Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 54)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

2.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

*Về kinh tế:

Kinh tế thành phố Bắc Kạn trong những năm vừa qua (giai đoạn 2015- 2018) có sự phát triển khá, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng. Đến hết năm 2018 tổng giá trị sản xuất tăng 1307,88 tỷ đồng so với năm 2015.

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất giai đoạn 2015-2018 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng trưởng

Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2015) phân theo khu vực kinh tế

Tỷ

đồng 2043,14 2244,35 3189,91 3351,02 19,00

1 Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản Tỷ đồng 135,58 154,09 155,67 161,97 6,24 2 Công nghiệp-XDCB Tỷ đồng 357,56 360,26 407,24 429,05 6,38 3 Dịch vụ Tỷ đồng 1550,00 1730,00 2627,00 2760,00 22,84

(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố, 2018)

Năm 2018 thời tiết diễn biến khá phức tạp, lũ lụt, sâu bệnh hại lúa xảy ra ở một số nơi; giá cả thị trường biến động; giá vật tư nông nghiệp, giống, phân bón tăng nhưng sản xuất nông lâm nghiệp vẫn phát triển theo chiều hướng tích cực, năng xuất lúa, ngô và một số cây trồng khác đều tăng, đảm bảo an ninh lương thực trong vùng và tăng giá trị sản xuất của ngành.

Tổng giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản năm 2018 đạt 161,97 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2015), trong đó: trồng trọt, chăn nuôi là 93,10

tỷ đồng; lâm nghiệp là 68,87 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 4.543 tấn, bình quân sản lượng lương thực có hạt trên đầu người là 107,14 kg/người.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và XDCB của thành phố Bắc Kạn đã có bước phát triển nhanh và đa dạng, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia và đi dần vào thế ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 đạt 429,05 tỷ đồng, tăng 71,49 tỷ đồng so với năm 2015. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là khai thác cát, sỏi, sản xuất trang phục, gạch nung các loại, cửa sắt xếp xen hoa, xay sát gạo và một số sản phẩm khác.

Thương mại hàng hóa ổn định và phong phú đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2018 đạt 2.760 tỷ đồng. Toàn thành phố hiện có 4.190 hộ kinh doanh.

Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2018 đạt 19%, trong đó, nhóm ngành nông-lâm nghiệp - thủy sản đạt 6,24%, Ngành công nghiệp - XDCB đạt 6,38% và dịch vụ đạt 22,84%.

Ngành dịch vụ thành phố Bắc Kạn có tốc độ tăng trưởng cao, trở thành động lực mạnh mẽ thức đẩy phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ. Ngàng nông lâm nghiệp thủy sản có tăng trưởng tương đối ổn định. Cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch đúng hướng: giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích canh tác tăng lên; có thêm sản phẩm hàng hóa chủ lực mới xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả cao, trong đó điển hình là mô hình kinh tế tập thể…

Hiện nay trên địa bàn thành phố Bắc Kạn có nhiều cơ sở, HTX, doanh nghiệp sản xuất chế biến, kinh doanh nông sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm hoa quả nói riêng.

* Về xã hội:

43.413 người với 11.595 hộ (theo số liệu Niên giám thống kê năm 2018). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố trong vài năm gần đây đều ở mức xấp xỉ dưới 1,1%, so với với toàn tỉnh là 1,03%.

Dự kiến năm 2019 dân số đạt 44.714 người, với số hộ là 11.628 hộ. Thành phố Bắc Kạn có khoảng 34.625 người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 81,66% dân số. Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản có 20.628 người, chiếm 59,57%; lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ 13.997 người, chiếm khoảng 40,43%. Nhưng chất lượng lao động kỹ thuật thấp, không đồng đều giữa các phường nội thành và vùng ven Thành phố Bắc Kạn, do đó vấn đề cần đào tạo nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội là rất cần thiết hiện nay.

Những năm qua thành phố đã xây dựng được nhiều phương án, thông qua các chương trình giải quyết việc làm, khuyến khích và tạo điều kiện (cho vay vốn) để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực, nhờ đó thu hút và tạo việc là cho nhiều lao động, hàng năm thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động/năm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cả đô thị và nông thôn. Nhìn chung nguồn lao động của thành phố khá dồi dào, song tình trạng không hoặc thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động là nông dân còn bức xúc cần được tập trung giải quyết, tuy nhiên hiện nay khi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành đang diễn ra mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, du lịch là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nhân lực dồi dào này. Đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 40 triệu đồng/người/năm, trong đó khu vực nông thôn đạt trên 30 triệu đồng/người/năm.

* Về phát triển kết cấu hạ tầng

thành phố Bắc Kạn khá phát triển, bao gồm Quốc lộ 3, 3B; tỉnh lộ 257, 259 và hệ thống giao thông nội thành, giao thông nông thôn tạo thành hệ thống đa dạng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn.

Việc phát triển thuỷ lợi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, thành phố Bắc Kạn đã đầu tư phát triển nhiều công trình thuỷ lợi, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo ra một khối lượng nông sản phong phú, đa dạng.

Toàn Thành phố hiện có 36 đập thủy lợi, 19 phai tạm và 5,83 km kênh mương. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới chủ động cho khoảng 383ha lúa ruộng.

Nhìn chung công tác thuỷ lợi ở thành phố Bắc Kạn đã mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)