Một số ý kiến của các hộ dân về phát triển cây ăn quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 87)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.1.9. Một số ý kiến của các hộ dân về phát triển cây ăn quả

Để phát triển CAQ theo hướng bền vững, năng suất chất lượng cao thì việc cập nhật kiến thức tài liệu trong trồng, chăm sóc và bảo vệ CAQ là rất cần thiết.

Qua điều tra đánh giá hầu hết các hộ gia đình được điều tra chủ yếu là cập nhật các kiến thức, kỹ thuật trồng CAQ từ các lớp tập huấn của phòng Kinh tế thành phố và từ kinh nghiệm trau dồi của các hộ dân. Việc cập nhật các thông tin, kỹ thuật từ sách báo còn nhiều hạn chế, chỉ có 50% số ý kiến được hỏi có nhật thông tin qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Kết quả thể hiện tại bảng 3.10:

Bảng 3.10. Tình hình tiếp cận khoa học kỹ thuật của các hộ điều tra

Diễn giải Số ý kiến

(phiếu) Tỷ lệ (%) 90

1. Lấy kiến thức, kỹ thuật về trồng và chăm sóc CAQ ở đâu:

- Từ tập huấn 85 94,4

- Từ các hộ nông dân khác 75 83,3

- Từ sách báo 45 50

- Từ các phương tiện thông tin đại chúng 52 57,8

- Từ các nguồn khác 10 11,1 2. Cơ quan, tổ chức nào thường tiến hành

tập huấn

- Phòng nông nghiệp 80 88.8

- Trung tâm khuyến nông 30 33,3

- Các cơ quan, tổ chức khác 25 27,7 3. Mức độ trao đổi thông tin thường với các

hộ nông dân khác hay không:

- Không 10 11,2

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2019)

Việc huy động vốn cũng như tiếp cận vốn để đầu tư phát triển CAQ cũng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng, diện tích trồng CAQ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.

Bảng 3.11. Tình hình sử dụng vốn vay trong phát triển CAQ Diễn giải Số ý kiến (phiếu) Tỷ lệ (%)

90

1. Nguồn vốn để sử dụng cho sản xuất của gia đình

- Vốn tự có 43 47,7

- Vay ngân hàng 35 39

- Vay từ hộ khác 12 13,3

2. Gia đình có cần vay thêm vốn để phát triển sản xuất CAQ không

- Có 65 72,2

- Không 25 27,8

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2019)

Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn sử dụng để phục vụ sản xuất phát triển CAQ chủ yếu là nguồn vốn tự có của gia đình chiếm 47% do diện tích trồng CAQ của các hộ vẫn còn nhỏ và lẻ tẻ, việc đầu tư chăm sóc cho CAQ văn còn hạn chế so với kỹ thuật hướng dẫn nên gia đình vẵn tự lo được nguồn vốn chưa cần vay vốn, mặt khác cơ bản các hộ này đều là các hộ gia đình có mức thu nhập khá, vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 39% là do thủ tục để vay vốn còn gặp nhiều khó khăn cho người dân nên tỷ lệ hộ sử dụng vốn vay là rất ít mặc dù nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, quy mô chất lượng là có 65 ý kiến chiếm 72,2% số ý kiến được hỏi. Còn vay từ hộ khác là chiếm 13,3% đây chủ yếu là các nguồn vốn vay tạm thời, nóng để giải quyết trong vài tháng hoặc trong năm. Do vậy mà tỷ lệ vay chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Qua tổng hợp kết quả điều tra, việc phát triển CAQ của các hộ dân được điều tra vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định, cụ thể:

Bảng 3.12. Những khó khăn trong quá trình phát triển CAQ

Diễn giải Số ý kiến

(phiếu) Tỷ lệ (%) 90

- Thiếu vốn 53 58,9

- Thiếu nước tưới 1 1,1

- Đất xấu 21 23,3

- Điều kiện khí hậu 18 20

- Tiêu thụ sản phẩm 75 83,3

- Giá cả sản phẩm không ổn định 78 86,7

- Chưa có thị trường mạnh 64 71,1

- Ý kiến khác 0 0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2019)

Qua bảng trên ta thấy quá trình phát triển CAQ còn gặp nhiều khó khăn: thiếu vốn, tiêu thụ sản phẩm, giá cả không ổn định, thị trường cạnh tranh chưa mạnh,... Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của các hộ được điều tra là thị trường tiêu thụ và giá cả sản phẩm không ổn định chiếm trên 83%, tiếp đến thị trường chưa mạnh chiếm 71,1%, thiếu vốn chiếm 58,9%,...

Có thể thấy rằng việc phát triển sản xuất CAQ của các hộ dân còn gặp nhiều khó khăn là do nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do: diện tích trồng CAQ của các hộ dân vẵn còn nhỏ, lẻ tẻ chưa tập trung thành vùng, việc đầu tư chăm sóc CAQ còn có hạn nên sản phẩm CAQ chưa thật sự đạt chất lượng để có thể cạnh tranh với thị trường, việc vay vốn để đầu tư còn nhiều phức tạp, mức vay vốn còn thấp,...Từ những nguyên nhân đó, việc phát triển CAQ trên địa bàn vẫn còn khá hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)