Đánh giá hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 80 - 81)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.1.7. Đánh giá hiệu quả xã hội

Sự thay đổi một cách tích cực bộ mặt kinh tế xã hội trong vùng những năm gần đây là kết quả của nhiều yếu tố và của cả một quá trình phát triển, ở đây xin nêu một số tác động tương đối rõ từ sự phát triển CAQ.

Phát triển CAQ đã tạo việc làm, thu hút và nâng cao hiệu suất lao động: Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, thời gian nông nhàn nhiều, sản xuất CAQ giúp người dân tận dụng quỹ thời gian đó một cách có hiệu quả mà không phải rời bỏ gia đình, quê hương đi nơi khác làm ăn. Sản xuất CAQ không chỉ thu hút nguồn nhân lực, giải quyết được cơ bản vấn đề lao động nông nghiệp tại địa phương mà còn góp phần giảm tệ nạn xã hội và mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương; việc hình thành các vườn cây ăn quả đã thu hút sự tham gia của một bộ phận lớn dân cư với đủ thành phần dân cư, dân tộc, tận dụng các nguồn lao động: lao động phụ, lao động nông nhàn, lao động ngoài giờ của cán bộ công chức, viên chức nhà nước (bình quân 1 công lao động trồng CAQ mang lại thu nhập thuần cao gấp 2 lần so với trồng lúa; 4,6 lần so với trồng ngô)

Là giải pháp mang tính thực tiễn cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân: thu nhập từ vườn cây ăn quả, đã góp phần tích cực nâng cao thu nhập của các hộ gia đình có quy mô vườn cây từ vài nghìn mét vuông trở lên cho thu nhập từ 10 đến vài chục triệu đồng/năm. Một số hộ như: Ông Lèng Văn Tạo - Xuất Hóa với

0,2ha cây cam quýt, 0,6 ha cây mơ, 0,1 ha cây hồng, 0,2 ha cây chuối năm 2015 đã thu về hơn 40 triệu đồng, năm 2018 thu về gần 82 triệu đồng.

Canh tác cây ăn quả góp phần phổ biến những tập quán sản xuất tiến bộ, nâng cao sự hiểu biết của nhân dân, hạn chế và tiến tới xóa bỏ những tập quán đời sống lạc hậu.

Với việc hình thành vùng cây ăn quả, tập quán canh tác trên địa bàn cũng có những biến đổi tích cực. Nhiều vườn tạp, quảng canh được cải tạo nâng cao giá trị kinh tế. Hệ thống canh tác nương rẫy một phần được thay thế bằng những vườn cây ăn quả với tập quán canh tác mới. Sự ổn định trong canh tác vườn cây gắn liền với định canh, định cư của một bộ phận đồng bào các dân tộc. Điều này thể hiện rõ tại các bản người Dao ở Tân Thành (Nông Thượng), Bản Bung (Dương Quang).

Phát triển cây ăn quả và các nông sản hàng hóa còn góp phần nâng cao trình độ sản xuất của dân cư. Nhận thức của một nền sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường đang hình thành ngày càng rõ rệt trong đa số nông hộ thay thế cho cách nghĩ “tự túc-tự cấp” hạn hẹp. Điều này phản ánh qua việc lựa chọn cơ cấu sản xuất, cơ cấu loại sản phẩm gắn liền với thị trường như: tăng dần diện tích cơ cấu trồng cây ăn quả, giảm dần diện tích và cơ cấu trồng lúa, ngô. Một biểu hiện nữa của trình độ nhận thức được nâng lên là bà con nhân dân đã quan tâm tới vai trò và hiệu quả của đồng vốn. Nhiều bà con đã biết mở rộng quy mô, vay vốn và tiếp cận các nguồn hỗ trợ đầu tư để phát triển sản xuất CAQ.Thực tiễn phát triển cây ăn quả của thành phố Bắc Kạn đang khẳng định càng đậm nét lợi ích xã hội trên một địa bàn thành phố miền núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)