Một số quan điểm, phương hướng, mục tiêu sản xuất đến 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 90 - 92)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.2.1. Một số quan điểm, phương hướng, mục tiêu sản xuất đến 2020

- Phát triển trồng cây ăn quả theo hướng hình thành một số vùng sản xuất mang tính tập trung, sản xuất hàng với quy mô lớn, chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Đồng thời phát triển các công viên, vườn hoa, vườn cây ăn quả xen lẫn trong các khu dân cư. Nhằm đáp ứng nhu cầu hoa, cây cảnh, quả tươi cho nhân dân Thành phố, một phần cho xuất khẩu; đáp ứng yêu cầu tôn tạo cảnh quan, sinh thái, môi trường, phục vụ nghỉ ngơi du lịch.

- Đẩy mạnh sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất CAQ.

- Phát triển sản xuất cần có sự hỗ trợ của nhà nước, nhà khoa học và chính bản thân nhà nông.

Cây ăn quả hiện là một trong những cây trồng cho sản phẩm có sứ mệnh quan trọng trong việc tạo nguồn vốn cho chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống nhân dân, tranh thủ cơ hội thị trường trong nước và thế giới, đồng thời phát huy lợi thế của tỉnh Bắc Kạn.

Cần phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bằng cách phát triển mạnh các loại cây ăn quả hợp lí ở các vùng trên địa bàn tỉnh. Phát triển cây ăn quả chủ lực phải mang tính hài hoà với phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn của tỉnh với các lợi thế so sánh về vị trí địa lí Bắc Kạn, phát triển cây ăn quả phải có hiệu quả kinh tế cao, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường. Phát triển cây ăn gắn liền với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tập trung xây dựng các vùng chuyên sản xuất hàng hóa các cây ăn quả. Huy động hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh triển khai ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xây dựng tiêu chuẩn trồng trọt và nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cây ăn quả, từng bước xây dựng và phát triển các khu,vùng sản xuất cây ăn quả với công nghệ cao.

Đầu tư phát triển cây ăn quả chủ lực theo chuỗi giá trị gia tăng, gắn kết chặt chẽ cả 4 khâu (sản xuất - thu mua - bảo quản, chế biến - tiêu thụ) ưu tiên trước hết cho sản xuất - bảo quản và kết nối thị trường.

* Phương hướng

- Tiếp tục phát triển và khuyến khích mở rộng diện tích trồng CAQ theo kế hoạch với cơ cấu cây trồng hợp lý.

- Đẩy mạnh thâm canh năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ.

- Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ để phát triển cây CAQ như vốn, vật tư, đặt những điểm thu gom.

* Mục tiêu

Phát triển CAQ thành phố Bắc Kạn theo hướng sản xuất tập trung, hàng hóa, khuyến khích mở rộng dịch tích bằng việc chuyển đổi đất lâm nghiệp, cây hoa màu, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả (Phấn đấu mỗi năm diện tích trồng mới là 20-25 ha)kết hợp dụ lịch sinh thái, cải tạo môi trường. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thu nhập hàng hoá tính trung bình/ha CAQ đạt 100 triệu đồng/ha/năm. Sản phẩm quả có được mạng lưới tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)