Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 43)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thành phố Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 13.699,98ha. Cách thủ đô Hà Nội 166km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Bắc Kạn và có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh - huyện Bạch Thông;

- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong - huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục, Tân Sơn - huyện Chợ Mới; - Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính Thành phố Bắc Kạn

Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh và hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Do có những lợi thế đó, thành phố Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.

Tất cả những đặc điểm về vị trí địa lý kinh tế kể trên là những điều kiện làm nên lợi thế, những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố hiện tại cũng như trong tương lai. Thành phố Bắc Kạn được công nhận là thành phố theo Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH13 ngày 11/3/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Bắc Kạn có địa hình thung lũng lòng chảo nằm ven theo 02 bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150m - 200m so với mực nước biển, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Nặm Dất (Phường Xuất Hóa) cao 728m, núi Khau Lang (xã Dương Quang)

cao 746m, hướng dốc chính từ Tây sang Đông. Nhìn chung, thành phố Bắc Kạn có 03 dạng địa hình chính:

- Địa hình núi đá vôi: Tập trung ở phường Xuất Hóa, vùng này bao gồm chủ yếu núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn.

- Địa hình đồi núi thấp: Phân bố hầu hết ở các xã, phường độ cao trung bình từ 150m - 160m so với mực nước biển.

- Địa hình thung lũng: Hầu hết phân bố các phường trung tâm thành phố Bắc Kạn là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng so với khu vực khác của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)