Hoạt động, hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh​ (Trang 26 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Hoạt động, hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Hoạt động của con người bao gồm các quá trình tác động vào khách

thể bên ngoài (sự vật, hiện tượng, tri thức,…) và quá trình bên trong (tinh thần, trí tuệ hóa sự vật, hiện tượng). Nghĩa là, trong hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lý, cả công việc chân tay lẫn công việc trí óc.

Có nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động. Theo triết học “Hoạt động

là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong mối quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan. Ở góc độ này, hoạt động được xem là quá trình mà trong đó có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực là chủ thể và khách thể.”1

Nếu chỉ xét thuần túy dưới góc độ sinh lý thì hoạt động được xem như là toàn bộ sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của cá nhân và xã hội. Về mặt cấu trúc, khái niệm Hoạt động là khái niệm bao trùm đối với hành động, theo đó toàn bộ hành động được thống nhất theo mục đích chung nhằm thực hiện một chức năng xã hội nào đó được gọi là hoạt động.

Xuất phát từ quan điểm cho rằng cuộc sống của con người là chuỗi những hoạt động, giao tiếp kế tiếp nhau, đan xen vào nhau, góc nhìn của tâm lý học lại định nghĩa khái niệm hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Theo đó, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người.

Trải nghiệm, theo nghiên cứu của Тлегенова Т. Е., với quan điểm triết học, trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan. Nói cách khác, trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo đó, bản thân trải nghiệm giúp con người ta tiếp xúc nhanh hơn và có phản ứng rõ ràng hơn khi trực tiếp va chạm vào hoàn cảnh thực tế.

Hoạt động trải nghiệm đối với học sinh là kiến thức, kỹ năng mà HS nhận được bên ngoài các cơ sở giáo dục: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường… Ngoài ra, bản thân HS còn được trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) - là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể. [8]

Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường.Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có . .

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐ TNST) ạt động giáo dụ ới hoạt động dạy họ

, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở trên lớ ổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Một số hình thức tổ chức các HĐ TNST trong nhà trường hiện nay bao gồm: Hoạt động câu lạc bộ; tổ chức trò chơi; tổ chức diễn

đàn; sân khấu tương tác; tham quan dã ngoại; hội thi/ cuộc thi; tổ chức sự kiện; hoạt động giao lưu; hoạt động chiến dịch; tình nguyện, nhân đạo... 2

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và HĐ TNST; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và HĐ TNST.

Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trƣờng

Đặc trƣng Môn học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục đích chính

Hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học,năng lực nhận thức và hành động của học sinh.

Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.

Nội dung

- Kiến thức khoa học, nội dung gắn với các lĩnh vực chuyên môn

- Được thiết kế thành các phần chương, bài, có mối liên hệ logic chặt chẽ

- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế. - Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm

Hình thức tổ chức

- Đa dạng, có quy trình chặt chẽ, hạn chế về không gian, thời gian, quy mô và đối tượng tham gia...

- Học sinh ít cơ hội trải nghiệm - Người chỉ đạo, tổ chức họat động học tập chủ yểu là giáo viên

- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng...

- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm - Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,...)

Tương tác, phương

pháp

- Chủ yếu là thầy - trò, - Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò hoạt động là chính

- Đa chiều

- Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính

Kiểm tra, đánh giá

- Nhấn mạnh đến năng lực tư duy

- Theo chuẩn chung

- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng điểm số

- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.

- Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa

- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét

(Nguồn: Bộ GD&ĐT)

2

Theo định nghĩa một cách chung nhất, phương pháp trải nghiệm là phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội3.

Đối với cấp THCS, khi thiết kế hoặc đưa ra các HĐ TNST với từng lớp, từng độ tuổi, giáo viên sẽ thông qua ý kiến của HS trong việc lựa chọn hay không lựa chọn các hình thức phù hợp. HS cũng như cả tập thể lớp được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ việc tham khảo ý kiến, thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Hoạt động đánh giá khả năng, kỹ năng của HS không còn là nhiệm vụ của GV. Thay vào đó, GV, bản thân HS và tập thể HS tham gia hoạt động đó là 3 nhân tố cấu thành nên những nhận xét, đánh giá cho từng cá nhân HS. Từ đó, các đánh giá mang tính khách quan hơn và dễ dàng thuyết phục cũng như khuyến khích bản thân HS chủ động khắc phục những khuyết điểm hoặc điểm yếu của mình. HS được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của bạn bè… Qua những hoạt động này, hình thành và phát triển cho HS những giá trị sống và kỹ năng, năng lực cần thiết. HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.

HĐ TNST gồm 4 nhóm hoạt động chính: Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập...); Hoạt động câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng...); Hoạt động tình nguyện (chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những người xung quanh, bảo vệ

môi trường); Hoạt động định hướng (tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai, tìm hiểu bản thân... Có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của HS, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa phương.

Có thể nói, HĐ TNST góp phần giúp cho HS phát triển toàn diện hơn trong quá trình hình thành nhân cách cũng như tăng sự hiểu biết về đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh​ (Trang 26 - 30)