Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết phả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh​ (Trang 89 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết phả

3.2. Các biện pháp quản lý giáo dụcKNS cho học sinh THCS huyện Hải Hà,

3.2.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết phả

sáng tạo

* Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh hiểu rõ vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các HĐ TNST trong nhà trường, tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với học sinh, lợi ích của trải nghiệm sáng tạo đối với việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh [16].

Nhận thức đúng sẽ tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia vào các hoạt động GDKNS cho học sinh cũng như sự ủng hộ từ phía gia đình, sự hưởng ứng của các đồn thể, giáo viên, tổ chun mơn. Để hoạt động giáo dục KNS triển khai được thuận lợi và hiệu quả rất cần có sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan đoàn thể, cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Nếu làm tốt cơng tác tun truyền về vai trị của giáo dục KNS và hoạt động giáo dục KNS cho cán bộ , giáo viên, học sinh và cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa nội dung giáo dục KNS vào trường THCS có hiệu quả.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Nội dung tuyên truyền chú trọng đến mục đích tạo sự chuyển biến trong nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của GDKNS cho học sinh THCS. Đặc biệt là tính hiệu quả của các HĐ TNST đối với quá trình trau dồi các kỹ năng của bản thân học sinh.

Xây dựng nội dung chương trình phổ biến kiến thức về giáo dục KNS, giáo dục nhân cách, lối sống cho học sinh.

Mở các lớp bồi dưỡng một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho CB, GV, NV trong nhà trường. Từng thành viên trong hội đồng sư phạm phải có đầy đủ ý thức trách nhiệm trong công tác giáo dục KNS cho HS. Đối với khối trưởng chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội

phải quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, cụ thể là các quy định, quy chế của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT về hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.

Đa dạng hóa các hình thức tun truyền: tập huấn cho CMHS một số chương trình giáo dục KNS cần thiết, tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi về vấn đề giáo dục KNS cho học sinh, phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, các ban ngành đoàn thể của địa phương, huyện trong việc tổ chức các hoạt động tập thể lớn…[7]

Tổ chức các buổi nói chuyện, toạ đàm, tổ chức các buổi đi tham quan du lịch vv..

Tổ chức giới thiệu các tấm gương học sinh điển hình về học tập tham gia các hoạt động tập thể.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trung học.

* Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu mà cụ thể là các đồng chí CBQL phải nghiên cứu, hiểu sâu sắc văn bản hướng dẫn, xác định những nội dung cơ bản cần triển khai. Chủ động xây dựng kế hoạch và lựa chọn thời gian thích hợp triển khai (Tốt nhất là đầu năm học), tranh thủ được sự tham gia ý kiến của các tổ chức đoàn thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch biên soạn nội dung và tổ chức giáo dục KNS cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hải hà, tỉnh quảng ninh​ (Trang 89 - 90)