Một số phƣơng thức thanh toán quốc tế phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 31 - 35)

7. Nội dung nghiên cứu

1.1.5. Một số phƣơng thức thanh toán quốc tế phổ biến

Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, điều kiện quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán nhận tiền và mua hàng trong thương mại quốc tế. Trong thực tế, điều kiện quy định để các bên giao nhận hàng hoá và chi trả tiền là rất đa dạng, do đó tồn tại nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau, trong đó mỗi phương thức đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Việc lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp phải được hai bên xuất khẩu và nhập khẩu bàn bạc thống nhất, ghi vào hợp đồng ngoại thương. Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế.

Các bên liên quan trong các phương thức thanh toán quốc tế bao gồm: người mua, người bán và các đại lý; các ngân hàng (phục vụ người mua, phục vụ người bán, trung gian); người chuyên chở; tổ chức bảo hiểm; Chính phủ và các tổ chức thương mại,…,các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu sử dụng trong thương mại quốc tế:

a. Phƣơng thức chuyển tiền (Remittance) : đây là phương thức không có tập quán quốc tế điều chỉnh

* Khái niệm

Nguyễn Văn Tiến (2017), chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định”.

* Chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, trong đó, người chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán với nhau. Khi thực hiện chuyển tiền, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng phí mà không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng.

* Nhƣợc điểm: Rủi ro trong thanh toán là rất lớn .Vì trong thanh toán bằng chuyển tiền, việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Người mua sau khi nhận hàng có thể không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán, do đó, làm cho quyền lợi của người bán không được bảo đảm. Chính vì thế mà trong ngoại thương chuyển tiền thường chỉ áp dụng trong trường hợp các bên mua và bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau. Để khắc phục nhược điểm này, người bán thường yêu cầu người mua chuyển tiền thanh toán trước khi tiến hành giao hàng.

b. Phƣơng thức nhờ thu (Collection of Payment) * Khái niệm

Nguyễn Văn Tiến (2017), nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sao khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.

*Ƣu điểm:

+ Giảm được rủi ro cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu : vì sau khi nhà nhập khẩu thanh toán hay chấp nhận thanh toán thì bộ chứng từ mới được ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu trao cho cho nhà nhập khẩu để đi nhận hàng. Sau khi khấu trừ các chi phí phát sinh, ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển khoản thu còn lại cho nhà xuất khẩu.

+ Hạn chế sự chậm trễ trong việc nhận tiền đối với các nhà nhập xuất khẩu và nhận hàng đối với nhà nhập khẩu.

+ Giảm được chi phí giao dịch so với phương thức tín dụng chứng từ.

+ Nếu ngân hàng thu hộ đặt mối quan hệ với khách hàng trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với ngân hàng nước ngoài thì rủi ro không thanh toán có thể xảy ra đối với nhà xuất khẩu tùy thuộc vào thiện chí trả nợ của nhà nhập khẩu.

+ Nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả hay cố tình gian lận thương mại. Các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót, hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải không khớp với chứng từ.

c. Phƣơng thức tín dụng chứng từ ( L/C)

* Khái niệm

Nguyễn Văn Tiến (2017), tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.

* Thư tín dụng do một ngân hàng phát hành thể hiện một cam kết chắc chắn là sẽ thanh toán không hủy ngay cho người thụ hưởng nếu người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với những quy định của thư tín dụng và trong thời hạn của thư tín dụng. Do đó, L/C được xem là một công cụ quan trọng, chuyển tải toàn bộ nội dung của phương thức tín dụng chứng từ.

So với các phƣơng thức khác, thanh toán bằng L/C có ƣu điểm sau :

- Đối với nhà xuất khẩu : Được NHPH (không phải là nhà nhập khẩu) bảo đảm thanh toán chắc chắn nếu xuất trình được bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp.

- Đối với nhà nhập khẩu : Được NHPH bảo đảm không phải trả tiền chừng nào chưa nhận bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp.

xuất khẩu và nhà nhập khẩu, đây là ưu điểm vượt trội của phương thức này.

Bảo đảm an toàn trong khâu thanh toán , thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra hiệu quả và phù hợp với bối cảnh hiện nay, Chính vì thế mà tỷ trọng doanh số thanh toán XNK bằng L/C luôn chiếm ư thế trong những năm qua.

* Nhƣợc điểm :

Trong thực tiễn thương mại quốc tế, do diễn biến của thị trường, giá cả …mà L/C có thể bị lạm dụng trở thành công cụ để từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán và là công cụ để gian lận và lừa đảo.

Từ bản chất của L/C là chỉ giao dịch bằng chứng từ và khi kiểm tra chứng từ lại chỉ xem xét trên bề mặt, chứ không xem xét tính chất “bên trong của chứng từ”, chính vì điều này mà không ít tranh chấp xảy ra về tính chất tuân thủ chặt chẽ của chứng từ. Trong thực tế, lập được một bộ chứng từ hoàn hảo không có bất cứ sai biệt nào là một việc làm không hề dễ chút nào, hơn nữa, giữa “phù hợp” và “sai biệt” lại có ranh giới thật mong manh , tùy thuộc vào tập quán, trình độ, quan điểm, động cơ của những người liên quan. Ngoài ra, do tính chất độc lập của L/C với hợp đồng, nên bọn lừa đảo có thể lợi dụng không giao hàng hoặc giao hàng không đúng, nhưng vẫn lập bộ chứng từ phù hợp để thanh toán.Thực tế trên thế giới xảy ra không ít trường hợp như thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 31 - 35)