Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 35 - 37)

7. Nội dung nghiên cứu

1.2. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại

1.2.1. Quan điểm về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại

TTQT không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

phát triển hơn bao giờ hết, như việc đào tạo cán bộ chuyên gia thanh toán quốc tế, đầu tư lớn cho công nghệ thanh toán hiện đại, tổ chức lại mạng lưới thanh toán quốc tế trong hệ thống đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ TTQT…, chính vì thế dịch vụ TTQT của các NHTM Việt Nam đã thu được những kết quả rõ rệt; đóng góp vào doanh thu dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch khá lớn giữ thu từ dịch vụ phi tín dụng với thu từ tín dụng. Thu từ tín dụng vẫn chiếm chủ yếu trong tổng thu, để cải thiện sự chênh lệch này thì việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vai trò quan trọng đốí với NHTM, để đem lại nguồn thu đáng kể không những về số tuyệt đối mà cả về tỷ trọng.

Phát triển hoạt động TTQT của NHTM là sự thay đổi theo chiều hướng tốt cả về lượng lẫn về chất trong hoạt động TTQT của NHTM. Về lượng nó là sự mở rộng quy mô khách hàng, doanh số giao dịch, số lượng phương thức, giá trị từng khoản giao dịch,…, mở rộng thị trường, các chỉ tiêu tài chính đều thể hiện tốt, doanh thu phát triển. Về chất nó là mọi giao dịch thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả. Việc thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế nhanh chóng là đảm bảo yêu cầu về thời gian của khách hàng cũng như quy định của ngân hàng và chuẩn mực quốc tế. Mặt khác, các giao dịch phải được thực hiện chính xác theo đề nghị của khách hàng về đơn vị thụ hưởng, số tiền, nội dung giao dịch, các điều khoản và điều kiện khác tùy theo phương thức thanh toán của khách hàng. Đồng thời, trong quá trình thanh toán ngân hàng phải đảm bảo an toàn trong giao dịch, không làm thất thoát tài sản của khách hàng cũng như ngân hàng, bảo mật các thông tin của khách hàng. Hơn nữa, các giao dịch thanh toán quốc tế cần được thực hiện một cách có hiệu quả. Về phía khách hàng, điều này thể hiện ở lợi ích thu được và các chi phí khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế. Về phía ngân hàng, đó là lợi nhuận thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế, hiệu quả tăng thêm của các nghiệp vụ hỗ trợ khác như tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh nước ngoài, huy động vốn cũng như tăng tính cạnh tranh, uy tín của ngân hàng.

Để đánh giá sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM, phải xem xét cả quá trình cung cấp dịch vụ từ khâu tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu thanh toán, tư vấn, đến hồ sơ, chứng từ giao dịch, các quy trình tác nghiệp, thời gian thực hiện giao dịch, sự hỗ trợ khách hàng sau giao dịch, chính sách khách hàng, mức độ cạnh tranh của biểu phí áp dụng, hiệu quả của hoạt động TTQT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)