Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 56 - 64)

7. Nội dung nghiên cứu

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2017

2.1.4.1. Kết quả một số chỉ tiêu chính trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh

* Huy động vốn

Agribank Ninh Thuận có nhiều sản phẩm tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ với các kỳ hạn gửi phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức. Các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương thức nhận lãi, gốc; tiết kiệm linh hoạt, các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động của Agribank Ninh Thuận liên tục gia tăng trong các năm như được trình bày trong hình 2.2.

Hình 2.2. Tăng trƣởng huy động vốn giai đoạn 2013 – 2017

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2013 - 2017 Agribank Ninh Thuận)

* Tín dụng

Kinh doanh trên địa bàn có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kinh tế xã hội kém phát triển so với các tỉnh thành khác trong cả nước, Agribank Ninh Thuận là ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, còn là ngân hàng thực hiện cho vay theo các chủ trương, chính sách của của nhà nước, gắn chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Agribank Chi nhánh Ninh Thuận xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu nên tập trung nguồn vốn đầu tư các chương trình cho vay đến 100% số xã trên địa bàn toàn tỉnh, thực hiện tốt mô hình cho vay qua tổ liên kết. Ngoài ra, thực hiện Quyết định 63, 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cho vay ưu đãi xuất khẩu, giải ngân các dự án dài hạn trọng điểm phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh, Agribank Ninh Thuận đã giải ngân cho Công ty TNHH Thông Thuận (271 tỷ đồng) để xây dựng và

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 2013 2014 2015 2016 2017 2,137 2,319 2,468 2,699 2,801 Tỷ đồ ng

đưa vào sử dụng Nhà máy Chế biến tôm số 2, giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động tại địa phương, giúp mang về nguồn thu ngoại tệ qua xuất khẩu khoảng 20 triệu USD; cho vay dự án đối với Công ty Cổ phần Thủy điện Hạ Sông Pha (hạn mức 374,6 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Thủy điện Quảng Sơn (hạn mức 130,7 tỷ đồng). Về thực hiện cho vay đóng, sửa tàu thuyền theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ, bằng nhiều nỗ lực đến cuối 2017 đã giải ngân trên 352 tỷ đồng với 42 tàu được đóng mới đủ sức ra khơi bám biển.

Hình 2.3. Tăng trƣởng dƣ nợ giai đoạn 2013 - 2017

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2013 - 2017 Agribank Ninh Thuận)

Agribank Ninh Thuận chủ yếu tập trung cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nông dân với hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch trải dài các huyện trong tỉnh. Tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực này chiếm từ 70% trong cơ cấu cho vay như được minh họa trong hình 2.4.

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2013 2014 2015 2016 2017 2,368 2,837 3,558 4,319 5,192 Tỷ đồ ng

Hình 2.4. Cơ cấu cho vay theo lĩnh vực của Agribank Ninh Thuận

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2013 - 2017 Agribank Ninh Thuận)

* Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1cho thấy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Thuận tăng qua các năm, từ mức lợi nhuận chỉ có 73,3 tỷ đồng năm 2013 đến 121 tỷ đồng năm 2017. Mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất là 25% của năm 2017 so với năm 2016.

73% 10%

9% 8%

Nông nghiệp nông thôn Sản xuất công nghiệp Thương mại dịch vụ Các ngành khác 73% 10% 9% 8%

Nông nghiệp nông thôn Sản xuất công nghiệp Thương mại dịch vụ Các ngành khác 73% 10% 9% 8%

Nông nghiệp nông thôn Sản xuất công nghiệp Thương mại dịch vụ Các ngành khác

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Ninh Thuận Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 2013 2014 2015 2016 2017 Mức tăng % Mức tăng % Mức tăng % Lợi nhuận (tỷ đồng) 73,3 74,2 94,1 96,9 121 0,9 1,2 2.8 3 24,1 25

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2013 – 2017 của Agribank Ninh Thuận) Kết quả tài chính của Agribank đến từ tổng thu lợi nhuận các hoạt động sau : hoạt động cấp tín dụng bao gồm : thu lãi cho vay, thu nợ xử lý rủi ro, thu nợ bán VAMC, thu phí bảo lãnh,..; hoạt động dịch vụ : bao gồm các sản phẩm dịch vụ sau : thu thanh toán trong nước, thu thanh toán quốc tế, thu từ chi trả kiều hối, thu dịch vụ thẻ, thu dịch vụ nhóm E Mobile Banking, dịch vụ ủy thác đại lý, dịch vụ Ngân quỹ, kinh doanh ngoại hối, thu từ dịch vụ máy Pos, thu từ bán bảo hiểm. Trong đó, lợi nhuận kinh doanh của Agribank Ninh Thuận chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, từ thu lãi cho vay, chiếm trên 80% lợi nhuận của Agribank Ninh Thuận.

Trong công tác thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối và thanh toán nội địa Agribank Ninh Thuận là ngân hàng có doanh số thanh toán và chi trả tương đối cao trong hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước tại Tỉnh Ninh Thuận. Hoạt động dịch vụ ngày được chú trọng, từ đó giúp tăng thêm thu nhập từ nguồn thu ngoài tín dụng, cải thiện cơ cấu thu của Agribank, giảm thiểu rủi ro từ nguồn thu hoạt động cho vay.

Song song với việc nỗ lực thực hiện để đạt được mục tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh; chi nhánh luôn ưu tiên thực hiện chính sách miễn, giảm phí, lãi cho những khách hàng gặp khó khăn về tài chính, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội; chú trọng xây dựng niềm tin với khách hàng, góp phần tạo nên

hình ảnh Agribank Ninh Thuận năng động, hiện đại và luôn thân thiện.

2.1.4.2. Kết quả kinh doanh của một số hoạt động nghiệp vụ có liên quan và hỗ trợ hoạt động thanh toán quốc tế

- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ :

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank thực hiện tại 2 cấp: Tại Trung tâm Vốn ở Trụ sở chính thực hiện kinh doanh ngoại tệ với khách hàng là các ĐCTC trên thị trường liên ngân hàng và điều hòa ngoại tệ; các chi nhánh thực hiện các giao dịch với khách hàng là tổ chức, cá nhân.

Tại Agribank Ninh Thuận, trong giai đoạn 2013-2017, hoạt động kinh doanh ngoại tệ an toàn, hiệu quả và đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc cả về doanh số và thu lãi, cụ thể như được trình bày trong bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu về kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Tăng trƣởng 2017 so với 2013% 1 Doanh số mua (ngàn USD) 29,056 30,550 30,840 31,858 37,161 27,9% 2 Doanh số bán (ngàn USD) 29,080 30,564 30,855 31,853 33,155 14,1% 3 Tổng Doanh số(ngàn USD) 58,136 61,114 61,695 63,711 70,316 21% 4 Thu lãi KDNT (ngàn VND) 2,510 2,659 2,758 2,821 2,850 13,5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2013 - 2017 Agribank Ninh Thuận)

Ở giai đoạn này, khi doanh số XNK gia tăng, việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp XNK gia tăng, dẫn đến nguồn ngoại tệ được mua bán khá dồi

dào, NH bán được nhiều ngoại tệ hơn do nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu của khách hàng tăng cao; và mua lại được nhiều ngoại tệ của khách hàng hơn khi khách hàng có nguồn ngoại tệ số lượng lớn thu về trong thanh toán hàng xuất và khi khách hàng vay ngoại tệ số lượng lớn để thanh toán tiền nguyên liệu trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu.

Thu lãi KDNT: Trong giai đoạn 2013-2017, hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển nên thu lãi khá tốt, đóng góp vào hiệu quả kinh doanh của Agribank Ninh Thuận.

- Nghiệp vụ tài trợ XNK, tín dụng XNK, cho vay ngoại tệ

Nghiệp vụ TTQT và nghiệp vụ tín dụng XNK khó có thể tách rời nhau, ngân hàng có cùng một đối tượng khách hàng được phục vụ là các doanh nghiệp XNK, cùng hỗ trợ cho một quy trình kinh doanh khép kín từ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất xuất khẩu hay chiết khấu bộ chứng xuất khẩu cho đến thu hộ tiền bán hàng đối với khách hàng xuất khẩu; tài trợ vốn mở L/C hay vay vốn nhập hàng đến khâu thanh toán cho đối tác nước ngoài đối với doanh nghiệp nhập khẩu; ngân hàng đáp ứng trọn gói cho nhu cầu của khách hàng. Ngoài việc thu được phí TTQT, ngân hàng đồng thời cũng gia tăng thu lãi cho vay từ hoạt động tín dụng XNK, lãi chiết khấu bộ chứng từ xuất.

Phần lớn các doanh nghiệp giao dịch TTQT tại Ngân hàng đều cần có sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu trong giao dịch TTQT như: vay sản xuất hàng xuất khẩu, vay thanh toán L/C hàng nhập, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất,….Hoạt động TTQT phát triển thì các nhu cầu trên gia tăng tương ứng.

Ngoài ra, tín dụng XNK thuộc loại hình cấp tín dụng được nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ về lãi suất; giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch…vì thế khách hàng XNK có nhu cầu rất lớn đối với nguồn vốn này. Trong giai đoạn 2013- 2017, dư nợ tín dụng ngoại tệ phục vụ khách hàng XNK gia tăng hàng năm, tuy nhiên tốc độ tăng không cao, năm 2017 so với 2013 đạt mức 11,9% chưa tương

xứng với nhu cầu được tài trợ vốn, cấp tín dụng phục vụ cho hoạt động XNK, hoạt động TTQT. Cụ thể thể hiện trong bảng 2.3 sau :

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của chi nhánh

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Tăng trƣởng 2017 so với2013 % 1 Huy động ngoại tệ (ngàn USD) 12,035 14,294 18,242 19,963 21,042 74,84% 2 Dư nợ ngoại tệ (ngàn USD) 13,327 13,874 13,947 14,902 14,919 11,9% Bảo lãnh nước ngoài (ngàn USD) 700 820 905 925 971 38,7%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2013 - 2017 Agribank Ninh Thuận).

- Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

Bảng 2.3 cho thấy, trong giai đoạn 2013-2017, có thể thấy doanh số hoạt động bảo lãnh nước ngoài gia tăng hàng năm, đây là nghiệp vụ mà trong một số trường hợp là không thể thiếu để hỗ trợ một quy trình mua bán với đối tác nước ngoài của khách hàng giao dịch TTQT

Một khách hàng khi đến ngân hàng giao dịch TTQT, các giao dịch cơ bản đều được ngân hàng thực hiện tốt nhưng khi đề nghị ngân hàng thực hiện thêm bảo lãnh với nước ngoài đối với một giao dịch liên quan trong quan hệ mua bán hàng hóa với nước ngoài, ngân hàng không đáp ứng được thì khách hàng đó sẽ rời bỏ ngân hàng để đến ngân hàng khác đáp ứng được trọn gói yêu cầu của họ. Vì thế tại Agribank Ninh Thuận khi TTQT phát triển, khách hàng mở rộng mua bán hàng hóa; xuất, nhập ở nhiều thị trường trên thế giới, phát sinh nhiều yêu cầu bảo lãnh, xác

nhận dựa trên uy tín của Ngân hàng; giai đoạn vừa qua Agribank Ninh Thuận đã nỗ lực đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, trong đó có phát hành bảo lãnh quốc tế.

Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng liên quan đến hoạt động TTQT tại Agribank Ninh Thuận chủ yếu là bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của Ngân hàng nước ngoài. Hoạt động bảo lãnh được bảo đảm an toàn (vì khách hàng ký quỹ 100% ), không có rủi ro mất vốn. Phát triển hoạt động bảo lãnh sẽ giúp Ngân hàng có thêm nguồn phí dịch vụ đáng kể.

- Huy động nguồn vốn (đặc biệt là vốn ngoại tệ)

Ở phạm vi chi nhánh, khách hàng khi thực hiện giao dịch chuyển tiền thanh toán hàng nhập cần phải có nguồn vốn ngoại tệ hay nội tệ chuyển vào tài khoản để thực hiện giao dịch.; nếu là nội tệ thì ngân hàng sẽ bán ngoại tệ cho khách hàng.

Ngược lại khi khách hàng có nguồn tiền thanh toán hàng xuất từ nước ngoài chuyển đến thì sẽ được chuyển vào tài khoản của khách hàng sau khi trừ các chi phí liên quan. Khi hoạt động TTQT phát triển tất yếu các nguồn vốn trên sẽ dồi dào tương ứng với lưu lượng dòng tiền thanh toán XNK. Giai đoạn 2013-2017, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng hàng năm, trong đó có nguồn vốn ngoại tệ, như được trình bày trong bảng 2.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 56 - 64)