Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 41 - 51)

7. Nội dung nghiên cứu

1.2.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán

tế

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TTQT có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp để phát triển hoạt động TTQT, biết những nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của hoạt động TTQT để từ đó khắc phục, hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động, ảnh hưởng tích cực thì tiếp tục phát huy và khuyến khích phát triển; cụ thể bao gồm các nhân tố chủ yếu sau đây (Nguyễn Văn Tiến 2017) :

1.2.3.1. Nhân tố khách quan: * Môi trƣờng kinh tế, bao gồm :

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế

Một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ổn định thì hoạt động xuất nhập khẩu phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT của ngân hàng được mở rộng và đạt hiệu quả cao.

Hội nhập quốc tế của một nền kinh tế được xác định bằng mức độ mở cửa của nền kinh tế. Mở cửa hội nhập quốc tế về ngân hàng là điều kiện quan trọng để tăng cường sức mạnh của hệ thống NHTM trên các mặt, đặc biệt là đối với sự phát triển hoạt động TTQT. Các ngân hàng được tăng cường về vốn, kinh nghiệm quản lý, điều hành, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, áp dụng và mở rộng các dịch vụ Ngân hàng mới. Hội nhập quốc tế về ngân hàng sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh cần thiết để cơ cấu lại các NHTM Việt Nam trên các phương diện: tài sản, nguồn vốn, các khoản nợ, tổ chức mạng lưới… Từ đó, sẽ nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

- Môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài

Nhà nước tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư tích cực vào trong nước sẽ tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, lưu chuyển dòng vốn nước ngoài diễn ra sôi động, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động TTQT của ngân hàng.

* Sự phát triển của hoạt động ngoại thƣơng

Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM. Sự phát triển của kinh tế đối ngoại và đặc biệt là hoạt động ngoại thương sẽ làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệ của quốc gia này đối với một quốc gia khác. Đây chính là điều kiện để NHTM mở rộng và phát triển nghiệp vụ TTQT.

* Sự linh hoạt, mức độ mở cửa và độ liên kết của thị trƣờng tài chính trong nƣớc với thị trƣờng tài chính quốc tế

Nhà nước quản lý nền kinh tế mở, linh hoạt, ưu tiên phát triển kinh tế đối ngoại, nhận thức rõ vị trí quan trọng của thị trường tài chính trong quá trình đổi mới và hội nhập, nên đã chú trọng đặc biệt đến việc phát triển một cách đầy đủ, toàn diện thị trường này bao gồm đầy đủ các chuyên ngành dịch vụ ngân hàng, chứng

khoán, bảo hiểm, dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính,… hoàn chỉnh về cấu trúc vận hành theo các thông lệ quốc tế, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế; phấn đấu đưa thị trường tài chính trở thành kênh huy động và dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế; vươn lên thành tầm cỡ trung tâm tài chính quốc tế của quốc gia; điều này hỗ trợ mạnh mẽ để thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển và theo đó hoạt động TTQT cũng sẽ phát triển.

* Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc

Các chính sách được đưa ra nhằm mục đích điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế của đất nước. Những chính sách này luôn nhằm mục tiêu đem lại lợi ích tốt nhất cho đất nước. Trong các chính sách này, có một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động TTQT như : chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa XNK, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối…

- Đối với chính sách thuế và chính sách quản lý hàng hóa XNK

Nếu chính sách đưa ra không hợp lý sẽ dẫn đến không khuyến khích xuất khẩu hoặc thu hẹp nhập khẩu (hoặc cả hai), dẫn đến giảm kim ngạch xuất nhập khẩu, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động TTQT.

- Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thƣơng nói riêng

Các chính sách này ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động TTQT. Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực rất rộng bao gồm hoạt động ngoại thương, đầu tư tài chính, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt động kinh tế khác, trong đó ngoại thương là hoạt động trọng tâm. Chính sách kinh tế đối ngoại chính là cơ sở nền tảng và có tác động trực tiếp đến hoạt động TTQT.

- Chính sách ngoại hối

Là những quy định pháp lý, những thể lệ của ngân hàng nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc, đá quý và các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ; cũng như việc trao đổi, sử dụng, mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ và trong

quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài… Với chức năng trung gian thanh toán, khi thực hiện thanh toán quốc tế, hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò kiểm soát luồng tiền ra vào của một đất nước. Vì vậy, các ngân hàng thương mại được phép hoạt động TTQT phải tuân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặt các quy định về quản lý ngoại hối do ngân hàng nhà nước ban hành. Ngược lại nếu chính sách ngoại hối của nhà nước đưa ra không đúng đắn, không linh hoạt, không bám sát cung cầu trên thị trường sẽ tác động xấu đến cán cân thanh toán, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cân đối ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của ngân hàng.

- Tỷ giá hối đoái

Là một nhân tố rất nhạy cảm, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động XNK, biến động của tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM. Việc cân nhắc mua hay bán ngoại tệ trở nên khó khăn khi tỷ giá thay đổi liên tục, bất thường, hậu quả là nguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán bị ảnh hưởng. Các NHTM buộc phải lựa chọn: hoặc chấp nhận co hẹp hoạt động TTQT, hạn chế đối tượng khách hàng, hoặc phải chịu lỗ về kinh doanh ngoại tệ, bù lại ngân hàng sẽ giữ được khách hàng. Nếu biết chọn thời điểm và tính toán khả năng cân đối ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác hoạt động TTQT đem lại (nguồn tiền gửi, ký quỹ, tín dụng, dịch vụ phí…) thì đây là cơ hội để NHTM có thêm những khách hàng mới.

* Môi trƣờng chính trị có ổn định

Liên quan đến chiến tranh, bạo động, khủng bố, xung đột tôn giáo, đảo chính, biểu tình,... Sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của nước đó phát triển, trong đó có hoạt động thương mại quốc tế, giúp cho hoạt động TTQT phát triển. Không một đối tác nước ngoài nào lại phát triển quan hệ xuất nhập khẩu với một nước, một đối tác có tình hình chính trị bất ổn có thể dẫn đến rủi ro đến quan hệ kinh tế, giao thương với mình. Đứng về góc độ ngân hàng, môi trường chính trị ổn định sẽ giúp cho hoạt động ngân hàng an toàn và hiệu quả

hơn.

* Môi trƣờng pháp lý

Ở đây liên quan đến các đạo luật và tập quán quốc tế, những hạn chế và kẽ hở của chúng cũng như các mâu thuẫn giữa luật quốc gia và luật pháp, tập quán quốc tế. Để tạo khả năng hội nhập với cộng đồng quốc tế trong thương mại quốc tế cũng như trong thanh toán quốc tế, khung pháp lý của mỗi quốc gia đòi hỏi phải được bổ sung, hoàn thiện theo hướng chuẩn mực quốc tế. Do hoạt động thanh toán quốc tế, một mặt thực hiện theo quy chuẩn quốc tế, mặc khác phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan của mỗi quốc gia. Do vậy, đứng ở góc độ quản lý nhà nước, các văn bản pháp lý phải được ban hành đồng bộ, tránh chồng chéo, bất cập dẫn đến buông lỏng hoặc sơ hở, đồng thời đảm bảo phù hợp với quy chuẩn quốc tế, tạo ra khung cơ sở pháp lý đầy đủ và hoàn chỉnh cho hoạt động TTQT. Ngoài ra các bên tham gia quá trình thương mại quốc tế nếu không am hiểu thấu đáo về quy trình nghiệp vụ, thông lệ, tập quán và luật pháp địa phương, cũng như quốc tế nên áp dụng không phù hợp hoặc lợi dụng những kẻ hở pháp lý để lừa đảo, trục lợi, gian lận thương mại, để xảy ra tranh chấp thì sẽ gây rủi ro lớn đối với các bên tuân thủ, kinh doanh lành mạnh, chất lượng thanh toán quốc tế sẽ bị ảnh hưởng : người bán không nhận được tiền thanh toán hay người mua không nhận được hàng.

* Cạnh tranh

Ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng có cạnh tranh, cạnh tranh mang lại lợi ích cho người sử dụng dịch vụ và đem lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, việc cạnh tranh sẽ làm cho thị trường tài chính sôi động hơn, các ngân hàng cạnh tranh với nhau về thị phần, uy tín, khách hàng, sản phẩm dịch vụ; cạnh tranh tạo động lực cho các NHTM luôn luôn đổi mới, luôn nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cung ứng đa dạng các sản phẩm, giữ và phát triển uy tín thương hiệu để đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

* Quy mô hoạt động của ngân hàng

Một ngân hàng có đủ quy mô, năng lực về tài chính, về nhân lực,… đảm bảo cung ứng những sản phẩm, dịch vụ đa dạng đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu tối đa của khách hàng. Trường hợp ngân hàng không có nguồn vốn, nguồn ngoại tệ đủ lớn; ngân hàng sẽ không đảm bảo cung ứng vốn cho khách hàng nhập khẩu kịp thời thanh toán tiền hàng, không đảm bảo ứng trước đầy đủ cho khách hàng xuất khẩu trước khi giao hàng; thiếu nhân lực thực hiện công tác thanh toán quốc tế; quy mô nhỏ, thiếu vốn nên không đầu tư đủ về mặt công nghệ đáp ứng trình độ công nghệ thay đổi của thế giới để phục vụ quy trình thanh toán; tất cả đều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế.

*Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng

Một NHTM xây dựng chiến lược kinh doanh đối ngoại sớm sẽ tạo ra cho ngân hàng đó có được lợi thế ban đầu, tạo được bề dày về kinh nghiệm và chiếm lĩnh được thị phần phục vụ doanh nghiệp kinh doanh XNK. Ngược lại, nếu ngân hàng chú trọng phát triển hoạt động tín dụng hơn phát triển sản phẩm dịch vụ, trong đó có nghiệp vụ thanh toán quốc tế thì hoạt động thanh toán quốc tế sẽ bị tác động tương ứng. Mức độ đầu tư của ngân hàng để phát triển hoạt động TTQT không mạnh nên chất lượng dịch vụ của hoạt động này sẽ không tốt bằng ngân hàng có chiến lược đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng.

* Cơ sở vật chất, tài sản cố định, mạng lƣới hoạt động của NHTM

Vị trí giao dịch, cơ sở vật chất hiện đại thuận lợi cho khách hàng giao dịch, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch phân bổ hợp lý rộng khắp tạo điều kiện cho ngân hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm đến với khách hàng, giúp ngân hàng giảm được chi phí cung ứng dịch vụ đồng thời tiếp nhận nhiều kênh phản hồi thông tin về sản phẩm dịch vụ đã cung ứng, giúp ngân hàng hoạch định chiến lược thích hợp cho việc phát triển sản phẩm TTQT.

* Nhân tố con ngƣời, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT

thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của NHTM. Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng giao tiếp; thái độ, cung cách phục vụ khách hàng…của đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoạt động TTQT. Việc thanh toán, thực hiện giao dịch TTQT nhanh hay chậm, không xảy ra rủi ro, sai sót phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nghiệp vụ của cán bộ TTQT, họ phải am hiểu luật trong nước, các quy tắc, thông lệ quốc tế,…để xử lý nghiệp vụ tốt và hạn chế tranh chấp với đối tác nước ngoài; nếu cán bộ TTQT không am hiểu nghiệp vụ, không giỏi ngoại ngữ để kiểm tra, xử lý chứng từ nước ngoài, để tư vấn cho khách hàng thì ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của hoạt động TTQT và khách hàng sẽ nhanh chóng bỏ rơi ngân hàng để tìm đến những ngân hàng khác có trình độ tư vấn, xử lý nghiệp vụ tốt hơn.

* Nền tảng công nghệ thông tin

Trước sự phát triển liên tục của khoa học công nghệ và sự ứng dụng sâu rộng vào cuộc sống như ngày nay thì các NHTM khó duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu không cập nhật đổi mới công nghệ, vẫn cung ứng những dịch vụ ngân hàng truyền thống. Đối với hoạt động TTQT, một hệ thống công nghệ lạc hậu, kết nối chậm, không được chuẩn hóa theo kịp quốc tế, khả năng lưu trữ dữ liệu thấp, mức độ kiểm soát và bảo mật kém,... sẽ không đáp ứng được yêu cầu chất lượng của TTQT, gia tăng rủi ro cho hoạt động thanh toán. Ngoài ra, nền tảng công nghệ kém cũng không cung ứng những sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế tiên tiến hiện đại theo xu hướng ngày nay, giảm dần sự phụ thuộc vào con người mà ứng dụng dựa trên sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Chỉ có phát triển và ứng dụng công nghệ mới cho phép các ngân hàng đáp ứng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.

* Danh mục sản phẩm, chất lƣợng, tiện ích sản phẩm TTQT

Để đáp ứng đầy đủ và thỏa mãn mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng TTQT, thì NHTM phải có một danh mục sản phẩm TTQT đa dạng, phong phú, không ngừng đổi mới, cải tiến sản phẩm sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu TTQT của khách hàng. Nếu thỏa mãn được nhu cầu khách hàng thì số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng, hoạt động TTQT ngày càng phát triển.

Ngân hàng phải chú trọng đầu tư, gia tăng tiện ích; chất lượng sản phẩm dịch vụ TTQT cung cấp; chất lượng dịch vụ là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến phát triển hoạt động TTQT. Các sản phẩm TTQT luôn được nâng cao chất lượng, phải phục vụ sát nhu cầu của từng đối tượng khách hàng; luôn có giải pháp đáp ứng nhu cầu hợp lý của khàng một cách nhanh nhất, tốt nhất. Bên cạnh giá trị trực tiếp khi sử dụng, ngân hàng còn phải chú trọng những giá trị gia tăng để phục vụ khách hàng.

* Chính sách khách hàng, chiến lƣợc Marketing

Để phát triển hoạt động TTQT, chiến sách Marketing là một trong những khâu then chốt quyết định chiến lược cũng như định hướng phát triển của dịch vụ này. Ngân Hàng có hoạt động Marketing phù hợp và ấn tượng sẽ giúp Ngân Hàng quảng bá hiệu quả hình ảnh và thương hiệu của mình, giúp giới thiệu sản phẩm TTQT rộng rãi đến khách hàng.

Một ngân hàng xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng hấp dẫn, sẽ giúp cho NHTM thu hút khách hàng giao dịch TTQT, đồng thời khách hàng gia tăng giao dịch TTQT với ngân hàng, tạo dựng mối quan hệ bền chặt.

* Giá cả, chi phí dịch vụ

Phí dịch vụ TTQT cạnh tranh, bên cạnh đó NHTM có các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ về phí dịch vụ, lãi suất, tỷ giá cho từng nhóm khách hàng thực hiện giao dịch TTQT, giúp khách hàng giảm bớt chi phí giao dịch sẽ thu hút khách hàng gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 41 - 51)