Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 77 - 79)

v. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.4 Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng

Mặc dù BIDV là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng; tuy nhiên so với một số NHTM khác, đặc biệt là các NHTM ở những nước tiên tiến trên thế giới thì hệ thống công nghệ ngân hàng của BIDV vẫn còn có khoảng cách nhất định. Để tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, tăng cường tính bảo mật và giảm được việc làm thủ công cho đội ngũ cán bộ, BIDV cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin của mình, từ đó sẽ mở rộng sản phẩm dịch vụ, gia tăng tiện ích của sản phẩm và đảm bảo tính bảo mật thông tin cho khách hàng và ngân hàng.

Hệ thống Internet Banking, Mobile Banking và Smartbanking được đầu tư trong phạm vi dự án Hiện đại hóa do Ngân hàng Thế giới tài trợ đến nay hệ thống

IBMB đã hoạt động ổn định và phát huy nhiều ưu điểm trong việc phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng so với các kênh phân phối truyền thống. Việc cung cấp các sản phẩm qua kênh IBMB được xem là một giải pháp công nghệ hiện đại nhằm giảm áp lực khách hàng tại quầy, giảm chi phí quản lý và rủi ro đối với hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ tại quầy. Ngoài các khoản thu trực tiếp từ kênh IBMB, việc giảm chi phí trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ tại quầy cũng là mục tiêu quan trọng trong việc triển khai hệ thống IBMB.

Hệ thống IBMB hiện đang giới hạn ở các giao dịch về tiền gửi, thanh toán hóa đơn và giao dịch phi Tín dụng. BIDV coi các sản phẩm triển khai trên hệ thống IBMB là các sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực dịch vụ nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường tiện ích để duy trì, phát triển khách hàng. Với số lượng trên 3000 khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ IBMB của chi nhánh thì việc nâng cấp thêm chức năng liên quan đến hoạt động Tín dụng của chương trình IBMB là cần thiết. Do vậy HSC cần nghiên cứu cải tiến lại hệ thống IBMB, phát triển thêm chức năng của chương trình để hướng tới người dùng như trả nợ khoản vay cá nhân từ tài khoản tiền gửi, thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, sao kê giao dịch tài khoản tiền vay...

Chi nhánh chuyển sang sử dụng phần mềm hệ thống Silverlake System từ giữa năm 2005 tới nay, như đã phân tích ở trên, hệ thống này đang gặp nhiều vấn đề trong công tác sử dụng và khai thác dữ liệu. Bên cạnh hệ thống chính thì BIDV cũng sử dụng rất nhiều các ứng dụng phụ trợ cho công việc nghiệp vụ hàng ngày của toàn hệ thống (trên 40 ứng dụng chính), các ứng dụng này xuất phát từ rất nhiều nhà phát triển khác nhau cả ở Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin của BIDV hội sở chính và cả ở những đối tác công nghệ của BIDV, các ứng dụng được xây dựng bằng rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, chạy cả trên web và cả trên mạng cục bộ. Ngoài ra còn chưa tính tới hàng loạt những phần mềm tự viết của các cán bộ các chi nhánh trong hệ thống BIDV để phục vụ nhu cầu phân tích số liệu.

Để có thể phát triển hoạt động nghiệp vụ và hoạt động tác nghiệp một cách hiệu quả thì không thể không có sự đóng góp của công nghệ thông tin, hiện nay chi nhánh đã trang bị cho 1 cán bộ 1 máy vi tính cá nhân riêng cho khối quản lý khách

hàng và khối nội bộ. Nhưng bên cạnh đó có một thực tế hết sức đặc biệt là 1 chi nhánh với gần 100 con người tại 1 Hội sở chi nhánh và 5 Phòng Giao Dịch, số lượng POS lên đến gần 20 máy, ATM 12 máy, máy vi tính cá nhân 100 cùng với việc quản lý lượng phần mềm rất lớn như đã trình bày ở trên nhưng lại chỉ có duy nhất 1 cán bộ chính thức làm công tác Điện toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 77 - 79)