Bố trí sử dụng cán bộ cho phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 76 - 77)

v. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.3.3 Bố trí sử dụng cán bộ cho phù hợp

- Nguồn nhân lực của BIDV Bảo Lộc nhìn chung có chất lượng cao, lực lượng làm công tác bán hàng 100% tốt nghiệp đại học trở lên. Tuy nhiên, do được trẻ hóa nhiều nên nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển cho vay tiêu dùng còn hạn chế, kỹ năng mềm còn yếu. Vì vậy, BIDV Bảo Lộc cần sắp xếp lại đội ngũ bán hàng, cần có những cán bộ có kinh nghiệm để kèm cặp lực lượng bán hàng trẻ để nâng cao kỹ năng cho những cán bộ này, tạo sức mạnh tổng hợp đồng thời tạo tầng lớp kế cận sau này. Cần tăng cường thêm số lượng cán bộ làm công tác bán hàng, giảm bớt số lượng cán bộ làm công tác hỗ trợ để giảm bớt tình trạng quá tải cho cán bộ bán hàng tại chi nhánh và các PGD.

- Thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ và đánh giá năng lực cán bộ nhất là những cán bộ thuộc bộ phận trực tiếp bán hàng. Kịp thời luân chuyển, thay thế cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc tại những vị trí quan trọng.

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra chéo giữa các bộ phận nghiệp vụ kịp thời phát hiện những sai sót và có biện pháp chấn chỉnh cho kịp thời, phù hợp.

- Thành lập Phòng marketing riêng biệt trực thuộc khối bán hàng. Nhân sự thuộc biên chế phòng này là những người đã được đào tạo qua trường lớp, đã được đào tạo kỹ năng mềm bài bản. Chức năng nhiệm vụ của phòng này là tập trung chủ yếu đi tìm kiếm khách hàng, tiếp thị khách hàng, chốt giao dịch, chốt hợp đồng. Sẵn sàng hỗ trợ các PGD trong việc tiếp thị khách hàng tại các địa bàn hoạt động của PGD.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm, năng lực công tác của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Cán bộ thuộc phòng Quản lý rủi ro phải có chương trình đào tạo riêng, phải có kiến thức về pháp luật, am hiểu các quy trình, quy định nội bộ. Bởi vì đây là bộ phận quản lý rủi ro trong các mặt hoạt động của chi nhánh trong đó có hoạt động cho vay là mảng hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Thường xuyên theo dõi, giám sát chất lượng khoản vay. Kịp thời tham mưu cho Giám đốc giải quyết, xử lý các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)