Tăng cường công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 74 - 76)

v. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.3.2 Tăng cường công tác đào tạo

Cán bộ sau khi được tuyển dụng thường không có kinh nghiệm làm việc trong môi trường thực tế. Do đó, BIDV Bảo Lộc cần phải có kế hoạch đào tạo cho cán bộ mới được tuyển dụng và cả những cán bộ đã làm việc lâu năm nhất là đối với bộ phận trực tiếp bán hàng nhằm nâng cao năng lực, cải thiện phong cách, tác phong phục vụ khách hàng. Để làm được điều này, BIDV Bảo Lộc cần thực hiện các giải pháp sau:

-Tăng cường công tác tự đào tạo, thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa cán bộ của chi nhánh và các PGD. Tổ chức các cuộc

thi tìm hiểu nghiệp vụ có giá trị giải thưởng cao để tạo động lực cho cán bộ tham gia. Vừa tạo ra sân chơi, vừa nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ. Bằng những hình thức trên cán bộ mới nắm bắt và am hiểu sâu sản phẩm dịch vụ, từ đó công tác bán hàng mới tốt hơn.

- Đào tạo kỹ năng tư vấn cho cán bộ bán hàng, tạo thành thói quen trong cung cách phục vụ. Thói quen trong giao tiếp với khách hàng, dù bất kỳ tình huống nào, cán bộ cũng cần nói năng nhẹ nhàng, thái độ lịch sự, từ tốn. Tăng cường công tác tư vấn sản phẩm dịch vụ, giới thiệu những tiện ích cho khách hàng. Đem lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng khi tham gia sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thêm cho cán bộ hiện hữu của chi nhánh cần chú trọng đào tạo tập trung, tránh dàn trãi gây mất thời gian và lãng phí chi phí đào tạo. Cần chú trọng công tác đào tạo lại, cán bộ sau khi được cử đi đào tạo tập trung theo chương trình của Hội sở chính phải có kế hoạch đào tạo lại cho cán bộ chi nhánh và phải thực hành, ứng dụng ngay vào công việc nhằm phát huy tối đa hiệu quả đào tạo.

- Thường xuyên rèn luyện đạo đức, ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác quản lý khách hàng. Bởi vì tín dụng là một trong những nghề khá vất vả và có rất nhiều cám dỗ, nếu cán bộ không giữ vững lập trường, tu dưỡng đạo đức thì rất dễ sa ngã, lệch lạc trong khâu đánh giá, thẩm đinh khách hàng. Từ đó, có thể là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro cao đến hoạt động tín dụng, gây ra nợ xấu, nợ khó đòi cho ngân hàng. Do đó đòi hỏi cán bộ phải có đạo đức nghề nghiệp. Kiên quyết xử lý đối với các trường hợp phát hiện tiêu cực, nhũng nhiễu khách hàng, làm mất uy tín, hình ảnh của ngân hàng.

- Tạo tính chuyên nghiệp cao trong công việc thể hiện qua: Tác phong nhanh nhẹn, trang phục chỉnh tề theo đúng quy định, luôn đeo thẻ nhân viên khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng, đầu tóc gọn gàng, đi giày thể hiện một phong cách phục vụ chuyên nghiệp tạo ấn tượng tốt cho khách hàng ngay từ những cuộc tiếp xúc đầu tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 74 - 76)