Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31)

hàng thƣơng mại.

RRTD là vấn đề được các NHTM quan tâm hàng đầu trong HĐKD vì tín dụng là nghiệp vụ tạo nên thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Khi RRTD tăng lên (các khoản nợ xấu tăng), ngân hàng phải bỏ thêm nhiều khoản chi phí liên quan đến việc giải quyết các khoản nợ xấu này. Các chi phí tăng thêm bao gồm: chi phí để tăng cường giám sát những khách hàng vay quá hạn và các tài sản thế chấp của họ; chi phí phân tích và dàn xếp với khách hàng về các khoản vay này; chi phí duy trì và xử lý tài sản đảm bảo; chi phí liên quan đến việc bảo vệ danh tiếng và sự an toàn của ngân hàng đối với các cơ quan quản lý và thị trường tài chính; chi phí tăng thêm để đảm bảo chất lượng của các khoản cho vay khác. Việc gia tăng các chi phí này khiến cho lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm, từ đó làm suy giảm hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Ở một khía cạnh khác, khi RRTD tăng lên do các điều kiện kinh tế bất lợi nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng thì ngân hàng sẽ phải bỏ thêm chi phí để khắc phục những hậu quả do các khoản nợ đó mang lại. Như vậy, RRTD làm tăng chi phí và từ đó làm giảm hiệu quả HĐKD của ngân hàng như đã được đề cập trong thuyết “không may mắn” (bad luck management).

Do không thu hồi được vốn và lãi đầy đủ, đúng hạn trong khi ngân hàng vẫn phải thanh toán cho các khoản tiền gửi nên ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản, nghiêm trọng hơn là mất khả năng thanh toán và dẫn đến nguy cơ phá sản. Bởi khi nợ xấu ở mức cao, nếu không sớm được hạn chế sẽ dẫn tới hàng loạt các tổn thất như gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản, mất đi sự tín nhiệm của khách hàng, từ đó có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt của khách hàng và phá sản là điều khó tránh khỏi.

Như vậy, khi RRTD xảy ra sẽ dẫn đến các rủi ro khác từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả HĐKD cũng như sự ổn định của các NHTM.

2.4. Các nghiên cứu trƣớc về tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.

2.4.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài

Liên quan đến nội dung nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Gizaw và cộng sự (2015) nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD của nhóm NHTM Ethiopia. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ tám NHTM Ethiopia trong 10 năm từ 2003 đến 2012. Biến phụ thuộc tác giả sử dụng để đo lường hiệu quả HĐKD là biến ROA và các biến độc lập bao gồm: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), tỷ lệ cho vay/vốn huy động. Với phương pháp dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD có tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có tác động tích cực và tỷ lệ cho vay/vốn huy động không có ý nghĩa thống kê.

Kayode và cộng sự (2015) tìm hiểu tác động của RRTD lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Nigeria. Dữ liệu bảng hồi quy được thu thập từ sáu ngân hàng trong 14 năm từ 2000 đến 2013. Nghiên cứu này cũng sử dụng tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD và hệ số RRTD để ước lượng cho RRTD. Hiệu quả HĐKD thì được đại diện bởi ROA. Thông qua mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên REM cho ra kết quả: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD có tác động tiêu cực và hệ số RRTD có tác động tích cực lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Nigeria.

Zou và cộng sự (2014), xem xét mối quan hệ giữa RRTD và lợi nhuận của các NHTM ở châu Âu. Sử dụng ROE và ROA đại diện cho lợi nhuận, trong khi tỷ lệ nợ xấu, hệ số CAR được đại diện cho RRTD và quy mô ngân hàng được sử dụng như là một biến kiểm soát. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 47 NHTM ở châu Âu trong giai đoạn 2007 - 2012. Bằng phương pháp Pooled OLS, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động đáng kể đến ROE và ROA theo chiều hướng tiêu cực, đồng thời tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa quy mô ngân hàng với ROE và ROA, trong khi CAR lại chưa tìm được ý nghĩa thống kê.

Petria (2013), nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả HĐKD ngân hàng của 27 nước Liên minh châu Âu từ năm 2004 - 2011. Trong đó sử dụng ROE, ROA làm biến phụ thuộc và các biến giải thích là RRTD, rủi ro thanh khoản, hiệu quả quản lý chi phí, quy mô ngân hàng, chỉ số tập trung thị trường (HHI), GDP và lạm phát. Với phương pháp dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy RRTD, rủi ro thanh khoản, hiệu quả quản lý chi phí có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng; quy mô ngân hàng và GDP có tác động tích cực, trong khi chỉ số HHI và lạm phát không có ý nghĩa thống kê.

Ayanda và cộng sự (2013) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Nigeria trong giai đoạn 1980 – 2010. Biến phụ thuộc tác giả sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh là ROE, ROA, NIM và các biến độc lập bao gồm: tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ VCSH/tổng tài sản, quy mô ngân hàng, GDP và lạm phát. Bằng việc sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM, tác giả tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ VCSH/tổng tài sản với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Đồng thời cũng chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng với hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên GDP và lạm phát lại chưa tìm được ý nghĩa thống kê.

2.4.2. Các nghiên cứu trong nƣớc

Phạm Hữu Hồng Thái (2013) nghiên cứu tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của 34 NHTMCP Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2012. Trong đó sử dụng ROE làm biến phụ thuộc và các biến giải thích là tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng, dự phòng RRTD, chi phí dự phòng RRTD, hiệu quả quản lý tài sản, hiệu quả quản lý chi phí hoạt động, đòn bẩy tài chính. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu và chi phí dự phòng RRTD có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam, điều này cũng đồng nghĩa với việc RRTD hoàn toàn gây ra tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy quy mô ngân hàng, đòn bầy tài chính, hiệu quả quản lý tài sản có tác động tích cực đến ROE, trong khi dự phòng RRTD và hiệu quả quản lý chi phí hoạt động

lại chưa tìm được ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên nghiên cứu được thực hiện đã khá lâu, do vậy các giải pháp đưa ra cũng không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay.

Lý Ngọc Dung (2015) đã phân tích tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD của 9 NHTMCP niêm yết tại Việt Nam qua việc hồi quy dữ liệu bảng có sử dụng biến kiểm soát là quy mô ngân hàng. Từ mô hình hồi quy, tác giả đã kiểm định được sự tác động của biến độc lập (tỷ lệ nợ xấu, hệ số RRTD, tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, quy mô ngân hàng) đến biến phụ thuộc (ROA) và đi đến kết luận RRTD có tác động tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2014. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu dựa vào số liệu của 9 ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2014 với 81 quan sát nên tính đại diện chưa cao và khó có thể phản ánh đầy đủ sự tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTM Việt Nam. Thêm vào đó, tác giả chỉ sử dụng biến kiểm soát bên trong ngân hàng, chưa đề cập đến các biến kiểm soát vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng…

Nguyễn Quốc Anh (2016) với việc sử dụng mô hình hồi quy đa biến bằng phương pháp Pooled OLS, FEM, REM và FGLS để phân tích tác động của RRTD (tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD và hệ số đòn bẩy tài chính) đến khả năng sinh lợi (ROE và ROA) của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014, nghiên cứu đã cho thấy RRTD có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam giai đoạn này. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD có tác động mạnh ngược chiều đến ROA và ROE, trong khi hệ số đòn bẩy tài chính lại chưa tìm được ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế và lãi suất với hiệu quả kinh doanh ngân hàng, đồng thời cũng chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ giá hối đoái với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở năm 2014 và vì số liệu thực tế chưa được cập nhật đến thời điểm hiện tại nên không thể phản ánh đầy đủ thực trạng RRTD cũng như tác động của nó đến hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTM Việt Nam.

Thông qua quá trình lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy có những hạn chế liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Những hạn chế này tạo nên khoảng trống trong nghiên cứu mà luận văn kỳ vọng lấp đầy.

Bảng 2.1.

Tổng kết các nghiên cứu về tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM Tác giả Đối tƣợng

nghiên cứu Biến Mô hình

sử dụng Kết quả tác động Gizaw và cộng sự (2015) Nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD của NHTM Ethiopia (2003 – 2012) Biến phụ thuộc: ROA Pooled OLS, REM, FEM

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD có tác động tiêu cực đến ROA, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có tác động tích cực và tỷ lệ cho vay/vốn huy động không có ý nghĩa thống kê. Biến độc lập: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cho vay/vốn huy động. Kayode và cộng sự (2015) Tìm hiểu tác động của RRTD lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Nigeria (2000 – 2013) Biến phục thuộc: ROA Pooled OLS, REM, FEM Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD có tác động tiêu cực và hệ số RRTD có tác động tích cực lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Nigeria. Biến độc lập:

Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD, hệ số RRTD

Zou và cộng sự (2014) Xem xét mối quan hệ giữa RRTD và lợi nhuận của các NHTM ở Châu Âu (2007 – 2012) Biến phụ thuộc: ROE và ROA Pooled OLS Tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến ROE và ROA cho thấy RRTD có ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận của các NHTM. Đồng thời tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa quy mô ngân hàng với ROA và ROE, trong khi CAR lại chưa tìm được ý nghĩa thống kê. Biến độc lập:

Tỷ lệ nợ xấu, CAR, quy mô ngân hàng Petria và cộng sự (2013) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD ngân hàng của 27 nước Liên minh châu Âu (2004 – 2011) Biến phụ thuộc: ROE, ROA Pooled OLS, REM, FEM. Nghiên cứu chỉ ra RRTD, rủi ro thanh khoản, hiệu quả quản lý chi phí có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng; quy mô ngân hàng và GDP có tác động tích cực; trong khi HHI và tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê.

Biến độc lập: RRTD, rủi ro thanh khoản, hiệu quả quản lý chi phí, quy mô ngân hàng, HHI, GDP và lạm phát. Ayanda và cộng sự (2013) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả Biến phụ thuộc: ROE, ROA, NIM

ECM Tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ vốn

kinh doanh của các ngân hàng Nigeria (1980 – 2010) Biến độc lập: Tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ VCSH/tổng tài sản, quy mô ngân hàng, GDP và lạm phát

CSH/tổng tài sản với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Đồng thời cũng chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng với hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên GDP và lạm phát lại chưa tìm được ý nghĩa thống kê. Phạm Hữu Hồng Thái (2013) Nghiên cứu tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của 34 NHTMCP Việt Nam (2005 – 2012) Biến phụ thuộc: ROE Pooled OLS, REM, FEM.

Kết quả hồi quy chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu và chi phí dự phòng RRTD có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam, quy mô ngân hàng, đòn bầy tài chính, hiệu quả quản lý tài sản có tác động tích cực, trong khi dự phòng RRTD và hiệu quả quản lý chi phí hoạt động không có ý nghĩa thống kê.

Biến độc lập: Tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng, dự phòng RRTD, chi phí

dự phòng

RRTD, hiệu quả quản lý tài sản, hiệu quả quản lý chi phí hoạt động, đòn bẩy tài chính.

Lý Ngọc Dung (2015) Phân tích tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam (2006 – 2014) Biến phụ thuộc: ROA Pooled OLS, REM, FEM.

Nghiên cứu đi đến kết luận tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và hệ số RRTD với hiệu quả HĐKD. Ngoài ra, các biến tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, quy mô ngân hàng lại chưa tìm được ý nghĩa thống kê. Biến độc lập: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD, hệ số RRTD, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, quy mô ngân hàng Nguyễn Quốc Anh (2016) Nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam (2005 – 2014) Biến phục thuộc: ROE, ROA Pooled OLS, FEM, REM, FGLS

Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái và mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế và lãi suất với hiệu quả kinh doanh ngân

Biến độc lập: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD, hệ số đòn bẩy tài chính, quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái.

hàng, trong khi hệ số đòn bẩy tài chính lại chưa tìm được ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương này, tác giả đã giới thiệu khái quát nền tảng lý thuyết về RRTD, hiệu quả HĐKD và tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD của NHTM. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nghiên cứu cũng đã được tác giả trình bày cụ thể. Đó chính là cơ sở nền tảng cho những nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

Từ việc nghiên cứu nền tảng lý thuyết và sử dụng kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho việc xây dựng mô hình thực nghiệm tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam, trong chương này tác giả trình bày các phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu, đồng thời giới thiệu các biến trong mô hình và các giả thuyết nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu xác định và đo lường mức độ tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam.

3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)