Để xem xét tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD thông qua các biến phụ thuộc và biến độc lập, tác giả đã sử dụng ba phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: phương pháp hồi quy tuyến tính thông thường (Pooled OLS), phương pháp tác động cố định (FEM), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM).
Kiểm định Breusch Pagan Lagrange Multiplier Test để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và REM
Giả thuyết
H0: Mô hình Pooled OLS thích hợp hơn H1: Mô hình REM thích hợp hơn
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Breusch Pagan Lagrange Multiplier Test
Nguồn: Kết quả chạy Stata của tác giả Kiểm định cho kết quả P-value = 0.0002 < 0.01, do đó có cơ sở bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thuyết H1 tại mức ý nghĩa 1%. Như vậy, kiểm định này cho thấy mô hình REM là phù hợp hơn mô hình Pooled OLS.
Kiểm định F test để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM
Giả thuyết
H1: Mô hình FEM thích hợp hơn
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định F test
Nguồn: Kết quả chạy Stata của tác giả Từ kết quả hồi quy mô hình cố định FEM trên ta thấy P-value có giá trị 0.0001<0.01, do đó có cơ sở bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thuyết H1 tại mức ý nghĩa 1%. Như vậy, mô hình cố định FEM sẽ là lựa chọn tốt hơn so với mô hình Pooled OLS.
Kiểm định Hausman test để lựa chọn giữa mô hình REM và FEM
Giả thuyết
H0: Mô hình REM thích hợp hơn H1: Mô hình FEM thích hợp hơn
Bảng 4.7: Kiểm định Hausman Test
Nguồn: Kết quả chạy Stata của tác giả Với kết quả kiểm định Hausman, P-value = 0.3925 > 0.1, do đó có cơ sở bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận giả thuyết H0 tại mức ý nghĩa 10%. Như vậy, mô hình REM trong trường hợp này tốt hơn mô hình FEM.
Kết luận: Như vậy, thông qua ba kiểm định trên, tác giả lựa chọn mô hình tác động ngẫu nhiên REM là mô hình thích hợp cho bài nghiên cứu này.
Để kiểm định tính vững của mô hình REM, tác giả sẽ tiếp tục tiến hành kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định tự tương quan trong mô hình REM.
Kiểm định phƣơng sai thay đổi
Giả thiết:
H0: Phương sai sai số đồng đều H1: Phương sai sai số thay đổi
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phƣơng sai thay đổi
Nguồn: Kết quả chạy Stata của tác giả Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy giá trị P-value = 0.0000 < 0.01, do đó có cơ sở bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thuyết H1 tại mức ý nghĩa 1%. Mô hình có phương sai thay đổi.
Kiểm định tự tƣơng quan
Giả thiết:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số H1: Có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tự tƣơng quan
Nguồn: Kết quả chạy Stata của tác giả Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy giá trị P-value = 0.0920 < 0.1, do đó có cơ sở bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thuyết H1 tại mức ý nghĩa 10%. Mô hình có hiện tượng tự tương quan.
Sử dụng Robust Error để kết quả nghiên cứu vững chắc với hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và hiện tƣợng tự tƣơng quan
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình REM với Robust Error
Nguồn: Kết quả chạy Stata của tác giả Từ kết quả hồi quy cuối cùng, tác giả thu được phương trình để giải thích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập như sau:
ROE = -60.10338 – 2.340432 NPL + 1.917527 SIZE + 1.101471 GDPgr + 0.6927228 LIR