vay vốn không đủ khả năng trả nợ, buộc ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, phát sinh chi phí làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD.
4.4.2. Tác động của dự phòng rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu thì tỷ lệ dự phòng RRTD cũng được xem là một trong các chỉ tiêu nhằm đo lường, đánh giá RRTD, cho thấy ngân hàng đang có các khoản cho vay có rủi ro.
Hình 4.10: Dự phòng rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, 2007 – 2017
Đơn vị tính: %
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam, 2007 – 2017 Thông qua biểu đồ có thể thấy trong giai đoạn 2011 – 2013, khi tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD ở mức cao nhất trong thời kỳ nghiên cứu thì hiệu quả HĐKD cũng theo đó giảm sâu. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này các ngân hàng phải chịu áp lực lớn từ việc xử lý nợ xấu theo định hướng tái cấu trúc hệ thống NHTM của NHNN, do đó các NHTM đã phải hy sinh một phần lợi nhuận để trích lập dự phòng
cho các khoản nợ xấu.
Quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM diễn ra từ đầu năm 2012, được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2011 – 2015, nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nợ xấu, lành mạnh hoá tình trạng tài chính để giải quyết các ngân hàng yếu kém. Giai đoạn 2016 – 2020 phát triển hệ thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM, tạo tính ổn định cho hệ thống NHTM.
Kết quả của việc thực hiện đề án, NHNN đã kiểm soát được tình hình của các NHTM yếu kém. Trong số các NHTM yếu kém được xác định từ năm 2011, đến nay NHNN đã phê duyệt và xử lý xong. Một vài trường hợp tiến hành sáp nhập, hợp nhất trên nguyên tắc tự nguyện như NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa, NHTMCP Nhà Hà Nội, NHTMCP Đại Á, NHTMCP Hàng Hải Việt Nam, NHTMCP Phát triển Mê Kông. Một vài trường hợp NHNN đã phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với các trường hợp của NHTMCP Xây Dựng Việt Nam, NHTMCP Đại Dương và NHTMCP Dầu khí Toàn cầu theo quy định của pháp luật. Các ngân hàng sau sáp nhập, hợp nhất và bị mua lại đã và đang tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại toàn diện về tài chính, tình hình hoạt động, quản trị rủi ro và khắc phục các sai phạm dưới sự giám sát của NHNN. Hầu hết các NHTM yếu kém được cơ cấu lại theo các phương án được duyệt hiện nay đều hoạt động ổn định và cải thiện hơn so với thời điểm trước. Tổng tài sản và vốn tự có tăng lên, tỷ lệ nợ xấu giảm đi, tình hình thanh khoản được cải thiện rõ nét, lợi nhuận đã bắt đầu tăng trở lại và hoạt động quản trị ngân hàng ngày càng được chú trọng hơn, từ đó nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam đưa ROE từ mức đáy 6.54% vào năm 2015 lên mức 10.57 vào năm 2017.
Nhận xét chung trong khoảng thời gian này, tỷ lệ dự phòng RRTD của các NHTM Việt Nam có tăng có giảm. Tuy nhiên sự tăng giảm này dao động ở mức vừa phải. Có những năm khi tỷ lệ dự phòng RRTD tăng thì ROE giảm và ngược lại, nhưng cũng có khi tỷ lệ này tăng thì ROE cũng tăng (2008 – 2010), khi tỷ lệ này giảm thì ROE cũng giảm (2014 – 2015). Như vậy, hiện tại qua quan sát cũng chưa thể đi kết luận chính xác tỷ lệ dự phòng RRTD có tác động tiêu cực hay tích cực
đến ROE.