Về hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 55)

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chính cho các ngân hàng. Trên cơ sở của hoạt động tín dụng, các ngân hàng sẽ khai thác tối đa và gia tăng tiện ích để cung cấp các sản phẩm tài chính cho khách hàng, mang lại nguồn

thu lãi và phí to lớn cho ngân hàng.

Hình 4.3: Tăng trƣởng tín dụng của các NHTM Việt Nam, 2007 – 2017

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam, 2007 – 2017 Bên cạnh những bước tăng trưởng vượt bậc trong tổng tài sản và nguồn vốn huy động. Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam cũng có nhiều biến động trong các năm qua. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình diễn ra nhanh nhất vào khoảng thời gian từ 2007 đến 2010 với mức bình quân 31.23% và đạt kỷ lục 44.80% vào cuối năm 2009. Sự bùng nổ tín dụng của giai đoạn này có thể là kết quả của CSTT nới lỏng. Lãi suất điều hành của NHNN được giữ nguyên không đổi suốt năm 2007 (lãi suất tái cấp vốn ở mức 6.5%, lãi suất chiết khấu 4.5% và lãi suất cơ bản 8.25%). Tín dụng nội địa tăng lên liên tục trong năm 2007 và đầu năm 2008. Tốc độ tăng trưởng tín dụng so với cùng kỳ vào cuối năm 2007 là 27.32%. Tuy nhiên, lạm phát tăng tốc từ 6.5% vào đầu năm lên 12.6% vào cuối năm 2007. Trước áp lực lạm phát tăng cao, quyết định thắt chặt mạnh CSTT được NHNN thực hiện vào ngày 16/3/2008 với việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc kỳ hạn 364 ngày với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng để rút tiền khỏi lưu thông. Các NHTM bắt buộc phải mua và không được phép sử dụng tín phiếu này trong các nghiệp vụ tái cấp vốn với NHNN. Tiếp theo đó vào ngày 19/5/2008, NHNN đã tăng mạnh tất cả các lãi suất

điều hành khiến tăng trưởng tín dụng chậm lại và lạm phát cũng dần hạ nhiệt.

Trong bối cảnh NHNN thực hiện CSTT thắt chặt ở Việt Nam để tái lập ổn định vĩ mô thì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra xuất phát từ sự sụp đổ mang tính hệ thống của thị trường nợ dưới chuẩn tại Hoa Kỳ. Đầu năm 2008, CSTT được thắt chặt bằng một loạt biện pháp mạnh như:

- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1%, áp dụng dự trữ bắt buộc cho tất cả các kỳ hạn (Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN);

- Phát hành tín phiếu bắt buộc 20.300 tỷ đồng cho các NHTM (Quyết định số 346/QĐ-NHNN);

- Khống chế tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán không vượt 20% vốn điều lệ của TCTD, nâng hệ số rủi ro đối với cho vay bất động sản và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán lên 250% (Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN).

Với những phản ứng chính sách này, NHNN đã chủ động làm vỡ các bong bóng, nhưng lại gây ra cú sốc lớn đối với nhà đầu tư dù trước đó đã có những bước đệm chính sách nhằm hạn chế đầu tư vào thị trường chứng khoán. Trên thị trường tiền tệ, việc thắt chặt đột ngột đã làm xuất hiện tình trạng thiếu thanh khoản và đẩy mặt bằng lãi suất lên cao. Từ 01/10/2008, NHNN cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu bắt buộc để vay tái cấp vốn hay rút trước hạn. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các mức lãi suất chính sách được điều chỉnh giảm xuống bắt đầu từ 21/10/2008. Cùng với việc NHNN nới lỏng CSTT từ quý 4/2008 đến hết quý 1/2009, Chính phủ đã đưa vào triển khai gói kích cầu để đối phó với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính sách tiền tệ vẫn được nới lỏng trong năm 2010, chính điều này làm cho tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao (36.99%). Đến đầu tháng 11/2010, NHNN mới điều chỉnh các lãi suất chính sách lên đều ở mức 1 điểm %.

Trước thực tế tái diễn bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội. Theo Nghị quyết, NHNN phải “điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới

20%, tổng phương tiện thanh toán 15-16%” và “giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán”. Các mức lãi suất điều hành được NHNN điều chỉnh tăng (lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11% vào ngày 17/2/2011 và 12% ngày 1/5/2011; lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên 12% vào ngày 8/3/2011 và 14% ngày 1/5/2011). Lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giữ nguyên. Chính nhờ những động thái này đã đưa hoạt động tín dụng về trạng thái ổn định trong suốt giai đoạn 2011 – 2017, tăng trưởng tín dụng trung bình của các NHTM duy trì ở mức 18.98%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)