Các nghiên cứu trước đã sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận liên quan đến việc đo lường hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Hai chỉ số thường được sử dụng để đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM là ROA, và ROE. Điểm mạnh của ROA chính là thể hiện được tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong hoạt động kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong khi đó, ROE lại là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các cổ đổng, đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu, nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng vì thế thường được các nhà đầu tư phân tích so sánh để ra quyết định đầu tư. Và trong nghiên cứu này, đứng trên giác độ là một chủ sở hữu
ngân hàng, tác giả quyết định chọn chỉ tiêu ROE làm đại diện đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam.
Nhóm các biến đặc thù của ngân hàng
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE dùng để phản ánh hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Giá trị của ROE được lấy từ báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam qua các năm.
- Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Biến tỷ lệ nợ xấu được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm nợ xấu so với tổng dư nợ của từng ngân hàng. Khoản mục nợ xấu (số dư nợ nhóm 3, 4, 5) được lấy từ thuyết minh báo cáo tài chính hàng năm, còn tổng dư nợ được thu thập từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.
Khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên, ngân hàng phải bỏ thêm nhiều khoản chi phí liên quan đến việc giải quyết các khoản nợ xấu này như chi phí giám sát các khoản vay quá hạn và tài sản thế chấp của nó, chi phí phân tích và thỏa thuận, chi phí duy trì hay xử lý tài sản thế chấp. Việc gia tăng các khoản chi phí này làm giảm hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Các bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho quan điểm này là Gizaw và cộng sự (2015), Kayode và cộng sự (2015), Petria và cộng sự (2013), Zou và cộng sự (2014), Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Lý Ngọc Dung (2015) và Nguyễn Quốc Anh (2016). Do đó, luận văn đặt ra giả thuyết:
Giả thuyết 1: Có mối tương quan ngược chiều giữa NPL với ROE - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
Biến tỷ lệ dự phòng RRTD được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm giữa mức dự phòng RRTD so với tổng dư nợ của từng ngân hàng. Trong đó, mức dự phòng RRTD được trích lập gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể được lấy từ thuyết minh báo cáo tài chính, tổng dư nợ được thu thập từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng hàng năm.
Khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn, ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng, phát sinh chi phí dự phòng cho vay khách hàng, điều này làm giảm hiệu quả HĐKD
của ngân hàng. Các bằng chứng thực nghiệm ủng hộ quan điểm này là Gizaw và cộng sự (2015), Kayode và cộng sự (2015), Ayanda và cộng sự (2013), Nguyễn Quốc Anh (2016).Do đó, luận văn đặt ra giả thuyết:
Giả thuyết 2: Có mối tương quan ngược chiều giữa LLR với ROE - Quy mô ngân hàng (SIZE)
Do tổng tài sản thường là số có giá trị tuyệt đối lớn nên trong kỹ thuật hồi quy phân tích dữ liệu, thường lấy logarit của tổng tài sản làm biến đại diện cho quy mô:
SIZE = Logarit (Tổng tài sản)
Trong đó, khoản mục tổng tài sản thể hiện trên bảng cân đối kế toàn hàng năm của các ngân hàng. Quy mô ngân hàng càng lớn thể hiện ngân hàng càng có nhiều khả năng đầu tư về vốn, công nghệ, nhân lực và quản lý. Thêm vào đó, với lợi thế của một ngân hàng lớn có nhiều hệ thống các chi nhánh có thể thu hút khách hàng tốt hơn đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt và quan trọng là có thể đảm bảo được các khoản tài trợ cho quá trình hoạt động ở mức chi phí thấp hơn so với các ngân hàng nhỏ, góp phần làm gia tăng hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Từ đó, mối quan hệ này được kỳ vọng là cùng chiều theo nghiên cứu của Petria và cộng sự (2013), Ayanda và cộng sự (2013), Zou và cộng sự (2014), Phạm Hữu Hồng Thái (2013) và Nguyễn Quốc Anh (2016).
Giả thuyết 3: Có mối tương quan cùng chiều giữa SIZE với ROE Nhóm các biến vĩ mô
Các biến kinh tế vĩ mô được đưa vào như các yếu tố kiểm soát bên ngoài ngân hàng là tăng trưởng kinh tế, lãi suất và tỷ giá hối đoái theo nghiên cứu của Petria và cộng sự (2013), Ayanda và cộng sự (2013), Nguyễn Quốc Anh (2016).
- Tăng trưởng kinh tế (GDPgr)
Dữ liệu GDPgr hàng năm được thu thập từ Cơ sở dữ liệu IFS của IMF. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng tác động cùng chiều đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, các chủ thể kinh tế sẽ đầu tư mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh, nhu cầu cấp tín dụng nói riêng và sử dụng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nói chung đều tăng lên, góp phần nâng cao hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Hơn nữa, sức cầu cao khiến các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn, lợi tức của doanh nghiệp và thu nhập của cá nhân gia tăng giúp nâng cao khả năng trả nợ vay, giảm tỷ lệ nợ xấu, từ đó giúp ngân hàng cải thiện được hiệu quả HĐKD. Điều này sẽ diễn biến ngược lại khi nền kinh tế trong tình trạng suy thoái. Ủng hộ cho quan điểm này là các bằng chứng thực nghiệm của Petria và cộng sự(2013), Nguyễn Quốc Anh (2016).Do đó, luận văn đặt ra giả thuyết:
Giả thuyết 4: Có mối tương quan cùng chiều giữa GDPgr với ROE - Lãi suất thị trường (LIR)
Số liệu LIR hàng năm được lấy từ Cơ sở dữ liệu IFS của IMF. Tác giả sử dụng lãi suất cho vay bình quân hằng năm của hệ thống NHTM Việt Nam phản ánh lãi suất thị trường theo đề xuất của Nguyễn Quốc Anh (2016). Lãi suất có tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ, việc tăng lãi suất dẫn tới gia tăng gánh nặng nợ, làm suy yếu khả năng trả nợ của khách hàng vay, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả HĐKD ngân hàng và ngược lại.
Giả thuyết 5: Có mối tương quan ngược chiều giữa LIR với ROE - Tỷ giá hối đoái (CER)
Tỷ giá USD/VND hàng năm được thu thập từ Cơ sở dữ liệu IFS của IMF. Khi tỷ giá giảm, hàng hóa và dịch vụ nước ngoài trở nên rẻ hơn so với hàng hóa và dịch vụ trong nước, kích thích các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hơn và cần vay nhiều ngoại tệ hơn để trang trải chi phí tăng thêm. Khi tỷ giá tăng lên, các khoản vay ngoại tệ này sẽ tăng giá trị, từ đó gia tăng gánh nặng nợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu khiến khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng và ngược lại. Từ đó, mối quan hệ này được kỳ vọng là ngược chiều theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh (2016).
Bảng 3.1: Mô tả các biến và kỳ vọng
Biến Tên biến Cách xác định Kỳ
vọng Biến
phụ thuộc
ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Biến độc lập NPL Tỷ lệ nợ xấu - LLR Tỷ lệ dự phòng RRTD - Biến kiểm soát
SIZE Quy mô ngân hàng
Logarit (Tổng tài sản) +
LIR Lãi suất thị
trường Lãi suất cho vay trung bình năm (%) -
GDPgr Tăng trưởng
kinh tế +
CER Tỷ giá -