Các yếu tố thuộc môi trƣờng quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng (Trang 26 - 29)

1.4.3.1. Xu hướng đối thoại giữa các nước

Xu hƣớng đối thoại chính trị đƣợc hiểu là việc giải quyết xung đột giữa các nƣớc đƣợc thực hiện bằng đàm phán, là yếu tố quan trọng, tác động tích cực tới luồng đầu tƣ trên thế giới. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nền kinh tế thế giới chia thành hai khối rõ rệt, đó là xã hội chủ nghĩa và tƣ bản chủ nghĩa, dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu đƣợc thực hiện giữa các nƣớc trong khối tƣ bản chủ nghĩa.

Gần hai thập kỷ trở lại đây, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, rào cản trong hợp tác kinh tế giữa các nƣớc dần thu hẹp khiến dòng đầu tƣ của các nƣớc khối tƣ bản chủ nghĩa vào các nƣớc xã hội chủ nghĩa tăng mạnh. Ví dụ nhƣ khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam ngày 03/02/1994 thì chỉ sau đó một thời gian ngắn, hãng hàng không Mỹ đã thông báo các chuyến bay đến Việt Nam. Lệnh cấm vận đƣợc xóa bỏ cũng khiến cho đầu tƣ của các nƣớc khác vào Việt Nam tăng nhanh chóng.

1.4.3.2. Xu hướng toàn cầu hóa và liên kết khu vực

Sự tạo ra các khối thị trƣờng chung đã tạo ra sự thuận lợi cho các công ty xuyên quốc gia chuyển địa điểm sản xuất và phân phối giữa các nƣớc thành viên của khối, nhờ đó thúc đẩy dòng đầu tƣ. Tuy các khối thị trƣờng chung này không đƣa ra những chính sách trực tiếp đối với đầu tƣ nƣớc ngoài đặc biệt là FDI, song thông qua các chính sách tự do hóa thƣơng mại đã xóa bỏ rào cản giữa các nƣớc.

Việc liên kết khu vực tạo sự phát triển ổn định cho các nƣớc thành viên, đồng thời buộc các nƣớc cam kết những chính sách tự do hóa đầu tƣ, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi nhằm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Ví dụ, cuối năm 1998 các nƣớc ASEAN đã thông qua hiệp định đầu tƣ trong khối với nội dung cơ bản là thực hiện các cam kết về mở cửa các lĩnh vực đầu tƣ, xuất xứ hàng hóa, giảm bớt thuế đầu tƣ,…đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nƣớc trong khối đầu tƣ lẫn nhau.

Toàn cầu hóa nhấn mạnh quá trình đan xen liên kết giữa các công ty trên phạm vi toàn cầu để hình thành mạng lƣới sản xuất quốc tế. Tốc độ của quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy xu hƣớng tự do hóa FDI, tạo thuận lợi cho các công ty xuyên quốc gia mở rộng đầu tƣ.

1.4.3.3. Xu hướng tăng cường vai trò của các công ty xuyên quốc gia

Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trở thành nòng cốt trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Phần lớn hoạt động FDI đƣợc thực hiện do các TNCs nên tốc độ tăng trƣởng của các TNCs ảnh hƣởng đến động thái của dòng FDI.

Trong những năm 1950 – 1960 FDI chủ yếu dƣới hình thức đầu tƣ mới thì từ giữa những năm 80 hình thức mua lại và sáp nhập dần dần thay thế và ngày càng nổi bật. Đặc biệt trong năm 1998, làn sóng sáp nhập công ty để trở thành các công ty siêu lớn diễn ra mạnh hơn bao giờ hết.

Các chuyên gia kinh tế phƣơng Tây cho rằng việc sáp nhập các công ty có tác dụng tích cực trong việc phát triển kinh doanh theo quy luật thị trƣờng, đƣa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn, hạn chế các rủi ro kinh doanh. Làn sóng sáp nhập gia tăng góp phần làm cho đầu tƣ nƣớc ngoài đạt kỷ lục.

1.4.3.4. Xu hướng lưu chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài trên toàn cầu

Ngày nay, FDI trên thế giới đang diễn ra theo xu hƣớng khác với trƣớc đây. Điều này đƣợc thể hiện trên các mặt sau:

- FDI vẫn chủ yếu vận động trong nội bộ các nƣớc phát triển với nhau: hầu hết, dòng vốn FDI chủ yếu chảy trong khối OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) là khu vực tƣơng đối nhiều vốn của thế giới. Ngày nay, 80% tổng số vốn FDI hƣớng vào các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Chẳng hạn, Mỹ đã trở thành quốc gia nhập khẩu vốn lớn nhất thế giới.

- Dòng vốn FDI chảy nhiều nhất trong nội bộ khu vực,do những ƣu thế về khoảng cách địa lý và các điều kiện tƣơng đồng, đặc biệt là các nƣớc Đông Á.

- Dòng FDI đang chảy mạnh vào các nƣớc đang phát triển,có nền kinh tế tăng trƣởng nhanh, điển hình là các nƣớc Đông Á và Đông Nam Á đang trở thành khu vực hấp dẫn đầu tƣ nƣớc ngoài vì đây là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới trong những năm gần đây. Mặt khác, khu vực này có quy mô thị trƣờng tƣơng đối lớn, giá lao động rẻ, nguồn lao động dồi dào, nhiều tài nguyên chƣa đƣợc khai thác, môi trƣờng đầu tƣ ngày càng đƣợc cải thiện, mức độ cạnh tranh thấp hơn ở các nƣớc tƣ bản phát triển.

- Trƣớc đây các nƣớc chậm phát triển không thu hút nguồn FDI thì hiện nay đã có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên đối với các nƣớc này, các chủ đầu tƣ thƣờng hƣớng vào: các dự án vừa và nhỏ, các lĩnh vực nhanh thu hồi vốn, ít rủi ro hoặc có nhiều ƣu đãi; các lĩnh vực có thị trƣờng tiêu thụ nội địa rộng lớn; sử dụng nhiều lao động và khai thác các tài nguyên chiến lƣợc nhƣ than, sắt, dầu mỏ…

- Thu hút FDI từ các tập đoàn đang là xu thế của các quốc gia hiện nay: xu hƣớng hiện nay trên thế giới cho thấy đầu tƣ trên thế giới chủ yếu là vốn từ các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia thƣờng đƣợc xem nhƣ là tổ chức phù hợp tạo điều kiện phát triển hoạt động vay và cho vay quốc tế. Những công ty mẹ thƣờng cung cấp vốn cho các công ty con của nó ở nƣớc ngoài, với kỳ vọng là sẽ thu lại đƣợc những khoản lợi nhuận chấp nhận đƣợc. Các công ty này có công nghệ tiên tiến và tiềm lực tài chính mạnh, ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế thế giới và chi phối các quan hệ kinh tế quốc tế, làm lợi rất nhiều cho nền kinh tế và các doanh nghiệp của nƣớc sở tại. Do đó, định hƣớng thu hút FDI từ các công ty này là xu thế tất yếu, đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển để nâng cao vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới.

- Cơ cấu và lĩnh vực đầu tƣ có nhiều thay đổi so với trƣớc: nếu đầu thế kỷ 20, các nƣớc đầu tƣ ra nƣớc ngoài thƣờng hƣớng vào các lĩnh vực truyền thống nhƣ khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp, một số ngành chế biến nông sản…chủ yếu là hƣớng vào các ngành cần nhiều lao động để khai thác nguồn nhân công giá rẻ và nguồn tài nguyên của họ, thì cho đến những năm của thập kỷ 80 và 90, FDI vào các ngành dịch vụ có xu hƣớng tăng lên so với các ngành công nghiệp chế tạo. Từ cuối những năm 90 đến nay thì dòng FDI có xu thế chuyển dịch mạnh từ khu vực sơ chế và chế tạo sang các ngành dịch vụ có hàm lƣợng vốn và công nghệ cao nhƣ viễn thông, giao thông, ngân hàng,…vì đó là những khu vực mới phát triển và có khả năng thu lợi nhuận cao.

Nhƣ vậy, FDI đang trở thành một xu hƣớng để phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế và trở thành một nhân tố gây ảnh hƣởng thực sự to lớn đến sự tăng trƣởng kinh tế của nhiều quốc gia, nhất là các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng (Trang 26 - 29)