Năm 2007 tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam ở mức cao nhất từ trƣớc đến nay 8,46%, nhƣng khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xảy ra đã tác động một cách rõ rệt đến nền kinh tế, tốc độ tăng trƣởng kinh tế xuống còn 6,23%, năm 2009 là 5,32%, năm 2010 là 6,78%, 2011 đạt 5,89% và 2012 chỉ còn 5,03%. Đây là mức tăng trƣởng thấp nhất của Việt Nam trong 13 năm qua. Nguyên nhân của sự biến động thất thƣờng này một phần là do năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, thực hiện nhiều chính sách kinh tế mở cửa, do đó khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng.
Ngoài ra, trong giai đoạn này Việt Nam còn chịu tác động của lạm phát dẫn đến Việt Nam vừa phải kiềm chế lạm phát vừa phải chống đỡ để thoát khỏi khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này tác động đến kinh tế Việt Nam trên một số mảng cơ bản: Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng dẫn đến nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thƣơng mại và các doanh nghiệp tăng, làm cho ngƣời dân dự đoán đồng USD giảm nên họ đã rút đồng USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD mua tiền Việt Nam gửi vào,…
Tác động của cuộc khủng hoảng này đối với Việt Nam tuy có chậm hơn các nền kinh tế hùng mạnh khác nhƣng Việt Nam cũng không thể nào nằm ngoài vòng xoáy của nó. Nếu nhƣ sức tàn phá của cuộc khủng hoảng ở hầu hết các nƣớc thể hiện đầu tiên và rõ nét nhất là hệ thống tài chính, ngân hàng, thì ở Việt Nam lại thể hiện trƣớc hết là ở lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất – nhập khẩu của Việt Nam chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất, hoạt động xuất khẩu đóng góp khoảng 60% vào tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam, nhƣng ngay từ những tháng đầu năm 2008, hoạt động xuất khẩu qua thị trƣờng Mỹ cũng nhƣ EU và Nhật Bản đã bị giảm sút nghiêm trọng. Phân tích của các chuyên gia kinh tế cho thấy, do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng,
ngƣời tiêu dùng của các thị trƣờng này cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ có xu hƣớng giảm.
Cũng do những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái toàn cầu do khủng hoảng tài chính thế giới gây ra mà dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam đều suy giảm. Số dự án FDI đăng ký mới và đầu tƣ thêm bị chững lại và có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Năm 2008 có 1557 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 71,7 tỷ USD thì đến năm 2012 chỉ còn 1287 dự án và tổng vốn đăng ký là 16,3 tỷ USD (giảm hơn 77% so với năm 2008).
Đối với hoạt động ngân hàng và thị trƣờng tiền tệ: Tuy cuộc khủng hoảng chƣa có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng, nhƣng một số tác động gián tiếp là đáng kể. Trƣớc hết, đó là diễn biến của tỷ giá và lãi suất USD. Tỷ giá USD với đồng Việt Nam trên thị trƣờng có nhiều biến động do tâm lý của ngƣời dân.
Đối với thị trƣờng chứng khoán, luồng tiền đầu tƣ gián tiếp vào Việt Nam suy giảm và đã có hiện tƣợng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài rút vốn khỏi thị trƣờng. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong những tháng gần đây có những chuyển biến tích cực, nhƣng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam tiếp tục sụt giảm. VN-index giảm liên tục. Việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có biểu hiện rút khỏi thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc.
Cũng tƣơng tự nhƣ thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản của Việt Nam cũng rơi vào tình trạng đóng băng. Dù giá nhà đất đã đƣợc giảm nhiều song hàng loạt các chung cƣ bị bỏ không, nhiều công trình phải dừng xây dựng…
Nhƣ vậy, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã gây ảnh hƣởng sâu sắc tới Việt Nam. Nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển, đầu tƣ nƣớc ngoài giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, kéo theo là các vấn đề tệ nạn xã hội gia tăng, đời sống nhân dân bị ảnh hƣởng. Trƣớc tình hình này Việt Nam cần có những đối sách thích hợp để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong thời gian tới.
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT